Quảng cáo của Google

Monday, February 27, 2017

Đăng ký giấy khai sinh cho con có khó không?


Dù kết hôn với người trong nước hay kết hôn có yếu tố nước ngoài thi khi sinh con tại Việt Nam, các gia đình sinh sống tại đây cũng cần phải đi đăng ký giấy khai sinh cho bé để được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Nhiều cặp vợ chồng thường lo sợ về thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho con mình liệu có khó không vì trong mỗi người, các vấn đề liên quan đến pháp lý đều “khá nhạy cảm”. Các luật sư giỏi của Luật The Light xin đưa ra tư vấn pháp luật về vấn đề này cụ thể sau đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

QUY ĐỊNH ĐĂNG KÝ GIẤY KHAI SINH CHO CON

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 158/2006/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 06/2012/NĐ-CP), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em. Nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con. Nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIẤY KHAI SINH CHO CON

Theo Điều 15 tại Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định: Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấv chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp. Nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Với các quy định nêu trên, để làm giấy khai sinh cho cháu bé, bạn cần liên hệ và nộp hồ sơ (gồm có: hộ khẩu, chứng minh nhân dân của người cha, giấy chứng sinh của cháu bé) tại UBND cấp xã nơi bạn đăng ký thường trú.
Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ hợp lệ, cán bộ tư pháp hộ tịch sẽ có trách nhiệm ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

Sinh con là chuyện vui không chỉ của mỗi cha mẹ mà còn là hạnh phúc dành cho người thân trong gia đình và cả xã hội. Nhưng đừng vì thế mà quên đăng ký giấy khai sinh cho con mình nhé!

Monday, February 20, 2017

Cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai không giấy tờ


Luật đất đai mặc dù đã ra đời cách đây rất lâu song vì tính chất đặc biệt của mình mà không phải nơi nào cũng được tiếp cận với bộ luật này. Đơn cử nhất vẫn là các vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn, miền núi, hải đảo của Tổ quốc, người dân vẫn sống trên mảnh đất cha ông của mình tự bao đời mà không có đăng ký với cơ quan nhà nước. Đến khi có tranh chấp đất đai xảy ra mới “tá hỏa” vì mảnh đất đó có thể sẽ không còn thuộc về mình nữa. Chuyện giải quyết các vụ án liên quan đến tranh chấp đất đai mà không có giấy tờ minh chứng cũng khiến các cơ quan có thẩm quyền đau đầu chẳng kém người đi thưa kiện. Có nhiều cấp bậc đơn vị để giải quyết vụ việc này.

Theo Điều 136 Luật đất đai năm 2003, tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụngđất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:
a) Trường hợp Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;
b) Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Monday, February 13, 2017

Những vụ án ly hôn với lý do oái ăm nhất


Chỉ vì những lý do "lãng xẹt" mà các cặp đôi này đã đệ đơn ra tòa xin làm thủ tục ly hôn
1. Vợ đòi ly hôn vì chồng không chịu ăn đậu bằng... dĩa
Cô vợ đã đòi ly hôn vì chồng không chịu ăn đậu bằng dĩa (Ảnh minh họa)
Vào năm 2014, tờ Gulf News đã đăng một mẩu tin về một vụ ly hôn rất "lãng xẹt" xảy ra Kuwait. Đúng một tuần sau khi kết hôn, người vợ đã đâm đơn xin ly dị vì thấy chống không chịu ăn đậu bằng... dĩa.
Khi bắt gặp vị hôn phu của mình dùng bánh mì xúc đậu mà không dùng dĩa, người vợ đã "nổi đóa" lên và cho rằng đó là hành động mất lịch sự, ngay sau đó tờ đơn ly hôn đã có chữ ký của cô ta.
2. Chồng đòi ly dị vì vợ nghiện smartphone 
Người chồng ly hôn vì vợ "nghiện" điện thoại (Ảnh minh họa)
Tiếp đến tháng 7-2014 một người đàn ông Đài Loan cũng đã lôi vợ ra ly hôn vì lý do cô nàng quá say mê smarphone. Người vợ này chỉ ở nhà nội trợ nhưng thời gian cô ta dành cho điện thoại nhiều hơn là làm việc nhà và dành chăm con cái
Thậm chí cô ta còn quên cả việc cho con uống thuốc và tiêm thuốc đúng giờ khi con ốm. Quá nóng giận và không thể chịu nổi anh chồng này đã liên hệ với văn phòng luật sư tư vấn ly hôn và viết đơn ly dị với vợ mình. Đây là trường hợp đầu tiên tan vỡ vì điện thoại thông minh.
3. Ly hôn vì vợ không chịu… đóng cửa xe
Người đàn ông Ả rập Xê-út đã ly hôn vì vợ không chịu đóng cửa xe (Ảnh minh họa)
Gần đây, một người đàn ông Ả Rập đã chia tay người vợ của mình vì tức giận khi bảo vợ đóng của ô tô. Sự việc xảy ra trên đường trở về nhà sau chuyến picnic cùng đứa con trai. Khi cô ra khỏi xe đưa con vào nhà thì người chồng bảo đóng cửa xe lại
Mặc dù người thân luôn khuyên ngăn nhưng cặp đôi vẫn quyết định đường ai nấy đi. Vì người người chồng cho rằng cô vợ xúc phạm mình sau câu nói anh nên đóng của xe lại vì ở gần chiếc xe hơn cô. Vụ việc ly hôn cứ thế diễn ra.

Monday, February 6, 2017

Mới ly dị, có được kết hôn và bảo lãnh đi Úc?


Bạn ở Việt Nam, đã ly dị hai tháng, gặp người bạn ở Úc đã ly dị 5 năm. Bạn có thể đăng ký kết hôn với người ấy ở Việt Nam và bảo lãnh bạn sang Úc định cư không?


- Điều 126 Luật hôn nhân gia đình (HNGĐ) năm 2014 quy định: Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn.
Nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật HNGĐ về điều kiện kết hôn.
Điều 8 Luật HNGĐ quy định về điều kiện kết hôn như sau: Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo một số quy định khoản 2 điều 5 của Luật HNGĐ:
a) Kết hôn giả tạo
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Chiếu theo quy định trên thì bạn và người bạn của bạn đủ điều kiện để được đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
Về thủ tục bảo lãnh định cư Úc diện vợ chồng
Thị thực diện vợ chồng Úc đầu tiên được cấp là thị thực tạm thời. Sau 2 năm, mối quan hệ được đánh giá lại và nếu thấy mối quan hệ là chân thật, thị thực vĩnh viễn sẽ được cấp.
Những yêu cầu cơ bản cho thị thực đi Úc diện vợ chồng:
Điều kiện nộp đơn xin thị thực diện vợ chồng: đương đơn phải đã kết hôn với công dân Úc; hoặc thường trú nhân ở Úc; hoặc công dân New Zealand đủ điều kiện.
Tất cả đương đơn xin thị thực Úc diện vợ chồng phải được bảo lãnh bởi người phối ngẫu của họ và người phối ngẫu này phải đủ 18 tuổi trở lên.
Điều kiện nộp đơn xin thị thực diện vợ chồng trên cơ sở đã kết hôn, hôn nhân đó phải hợp pháp theo luật của Úc.
Tất cả những đương đơn xin thị thực Úc được yêu cầu phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe và nhân cách.
Các hồ sơ xin thị thực phải được chuẩn bị hoàn chỉnh đến mức tối đa và các giấy tờ hỗ trợ cho đơn xin phải nộp ngay khi bạn nộp hồ sơ. Những hồ sơ không hoàn chỉnh hoặc có giấy tờ kém chất lượng có thể bị xét chậm hoặc bị từ chối.
Bạn phải điền vào đơn đầy đủ, trung thực tất cả thông tin liên quan theo yêu cầu (bất kỳ hình thức giả mạo hoặc che giấu thông tin nào đều có thể dẫn đến việc đơn xin thị thực của bạn sẽ bị từ chối).
Tất cả các chữ ký trên đơn xin thị thực và trong hộ chiếu phải do chính đương đơn xin thị thực ký.
Những giấy tờ kèm theo
Kèm theo đơn, bạn cần nộp các loại giấy tờ như: giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, sơ yếu lý lịch, lý lịch tư pháp... (chú ý giấy tờ bản sao phải được công chứng).
Những giấy tờ không viết bằng tiếng Anh phải có bản dịch tiếng Anh đính kèm. Bản dịch phải do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam dịch thuật (lưu ý là những thư từ cá nhân và các bằng chứng về mối quan hệ không cần dịch).
Những đương đơn thành công và có được thị thực diện vợ chồng của Úc (vĩnh viễn) sẽ trở thành thường trú nhân của Úc. Thường trú nhân Úc có quyền sống, làm việc và học tập ở Úc trên cơ sở lâu dài.
Những lợi ích bổ sung của thường trú nhân Úc bao gồm được tham gia vào chương trình chăm sóc sức khỏe do chính phủ trợ cấp (medicare), trợ cấp an sinh xã hội nhất định và khả năng nộp đơn xin cấp quyền công dân Úc.
Văn phòng luật sư – The Light gồm những luật sư giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn pháp luật tốt nhất cho bạn mọi vấn đề liên quan đến pháp luật hiện hành của nhà nước Việt Nam.