Quảng cáo của Google

Monday, April 24, 2017

Hậu quả của việc kết hôn trái pháp luật

Kết hôn (kết hôn có yếu tố nước ngoài) trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn.

1. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

-  Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn
-  Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định về độ tuổi, tính tự nguyện, năng lực hành vi dân sự.



- Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Khi ly hôn một trong những vấn đề mà các cặp vợ chồng thường xuyên tranh chấp là giành quyền nuôi con. Pháp luật Việt nam quy định vấn đề giải quyết việc tranh chấp người trực tiếp nuôi con khi ly hôn cụ thể như sau:
Căn cứ Khoản 2 – Điều 92 – Luật HN&GĐ, Căn cứ điểm D – Mục 11 – NQ 02/2000/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng Luật HN& GĐ thì để được quyền nuôi con vợ chồng có hai cách để giải quyết sau đây:
·        Cách 1: Vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau để vợ hoặc chồng là người trực tiếp nuôi dạy, chăm sóc con và người kia có nghĩa vụ cấp dưỡng.
·        Cách 2: Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án quyết định người được trực tiếp nuôi con.

Về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con sau khi ly hôn có thể được các bên đương sự (vợ, chồng) tự thỏa thuận với nhau và được tòa án ghi nhận trong bản án. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi trưởng thành.

Monday, April 17, 2017

Thời hạn xét xử và thăm người đang bị tạm giam như thế nào?

Tôi có người anh sinh năm 1991, bị bắt tháng 2/2015 vì tiếp tay cho băng nhóm trộm xe có hệ thống. Nhưng đến tháng 3/2015, chưa có bất cứ thông tin gì về việc xét xử. Cho tôi hỏi, trường hợp trên thì thời hạn xét xử là bao lâu? Trong thời gian tạm giam, người nhà có quyền đi thăm hay không?

Trong thời gian tạm giam người nhà có quyền đi thăm phạm nhân?

Câu trả lời có tính chất tham khảo:

1. Thời hạn xét xử

Thời hạn từ khi bị tam giam để điều tra đến khi truy tố, xét xử được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự, cụ thể như sau:

Monday, April 10, 2017

Tư vấn thủ tục sang tên bất động sản khi bố không có di chúc?

Tư vấn thủ tục sang tên bất động sản khi bố không có di chúc?
Bố tôi mất không để lại di chúc. Mẹ tôi còn sống nhưng tuổi đã cao, nay tôi muốn chuyển quyền sử dụng đất của cha mẹ tên sang tên mình có được không?

Thủ tục sang tên sử dụng đất thực hiện như thế nào?
  • Quyền thừa kế tài sản cho người có tên trong hộ khẩu
  • Thừa kế theo di chúc

Trả lời:


Trước tiên, cần xác định di sản thừa kế của bố bạn là một phần ngôi nhà và thửa đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) mà mẹ bạn đang đứng tên. Do tài sản này được hình thành khi bố bạn còn sống trong thời kỳ hôn nhân với mẹ bạn nên được xác định là tài sản chung vợ chồng (Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000).

Ba trường hợp Nhà nước có thể mua lại toàn bộ doanh nghiệp

Theo nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp vừa được Chính phủ ban hành, Nhà nước thực hiện đầu tư vốn để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác trong 3 trường hợp.
Một là, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế thông qua việc thực hiện tái cơ cấu lại những doanh nghiệp hoạt động ở một số ngành, lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Hai là, trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phục vụ công nghiệp quốc phòng, doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn chiến lược, biên giới đất liền, hải đảo.
Ba là, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội.
Việc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp được thực hiện thông qua mua lại cổ phần hoặc vốn góp tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

Monday, April 3, 2017

Tư vấn thủ tục ly hôn và quyền nuôi con sau khi ly hôn?

“Hai vợ chộng tôi đã không chung sống gần một năm nay rồi, lý lo là vì chồng tôi lăng nhăng, có bồ ở ngoài, ảnh cũng không chịu chu cấp cho hai mẹ con tôi. Hiện giờ tôi muốn làm đơn ly dị thì cần thủ tục như thế nào và liệu tôi có quyền nuôi con sau khi ly hôn hay không?” Nguyễn.T.T
Giải đáp của Hội luật sư Hà Nội như sau:
Đầu tiên, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến văn phòng luật sư tư vấn ly hôn của Công ty Luật The Light!
Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau: nếu hai vợ chồng không thể tiếp tục chung sống thì bạn có quyền làm đơn để yêu cầu tòa giải quyết việc ly hôn giữa bạn và chồng. Khi đó, tòa án họ sẽ căn cứ vào các điều kiện để giải quyết..


Căn cứ để Tòa chấp nhận yêu cầu ly hôn của bạn:

Quy định tại Điều 89 Luật Hôn nhân Gia đình 2000 về Căn cứ cho ly hôn:
1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu  xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định  cho ly hôn.