Quảng cáo của Google

Monday, June 26, 2017

Xâm hại tinh thần công dân có vi phạm pháp luật

Luật pháp nhà nước không chỉ đơn giản là bảo vệ công dân của nước họ trước những hành vi làm tổn hại đến thân thể mà còn qui định những mức độ vi phạm của những hành vi khủng bố tinh thần con người. Tùy theo những mức vi phạm mà nhà nước có thể xử phạt các đối tượng.

Hành vi khủng bố tinh thần mức độ nhẹ

Theo quy định của pháp luật, hành vi nhắn tin đe dọa, rạch yên xe, đặt vòng hoa, đổ chất thải trước cửa nhà người khác là vi phạm pháp luật vì xâm hại đến sức khỏe, tài sản của công dân, xâm hại đến trật tự trị an của địa phương. Tùy theo mức độ, hậu quả đã gây ra mà người vi phạm có thể bị pháp luật xử lý như sau:

Đối với trường hợp nhắn tin mà không mang tính chất đe dọa giết người, nhưng lại có những lời đe dọa nhằm ép buộc người nhận tin nhắn phải thực hiện các yêu sách của người nhắn thì không phạm tội hình sự nhưng bị xử phạt hành chính. Quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định số 83/2011/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông trong trường hợp đe dọa người khác.

Cụ thể người nào lợi dụng hoạt động viễn thông để thực hiện một trong các hành vi “đe dọa, quấy rối, xúc phạm, xuyên tạc, vu khống uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” bị phạt tiền 10-20 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị buộc chấm dứt sử dụng dịch vụ viễn thông.
Đặt vòng hoa trước cửa nhà là một hình thức khủng bố tinh thần vi phạm pháp luật.

Đối với hành vi hủy hoại tài sản. ví dụ như rạch yên xe. Đối với giá trị tài sản bị hủy hoại thấp (dưới 2 triệu đồng) thì sẽ không bị truy cứu hình sự nhưng sẽ bị xử phạt hành chính. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội: Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền 2-5 triệu đồng.

Monday, June 19, 2017

Những câu nói tuyệt đối không nên với những người vừa chia tay

Thế gian không gì là tuyệt đối, hôn nhân cũng vậy, không có cuộc hôn nhân nào là hoàn hảo. Đôi lúc đằng sau vẻ ngoài hạnh phúc là những nỗi đau giấu kín.
Mọi người thường cho rằng, ngày đầu của tháng Giêng là ngày Ly Hôn khi có rất nhiều đôi vợ chồng trên hành tinh này quyết định bắt đầu năm mới bằng cách kết thúc cuộc sống hôn nhân gia đình để theo đuổi một mối tình mới.

Tan vỡ hôn nhân gia đình luôn mang đến một sự khó xử cho cả những người trong cuộc lẫn những người ngoài cuộc. Làm thế nào khi bạn có một người bạn vừa mới ly hôn. Bạn phải tâm sự như thế nào để không làm tổn thương đến lòng tự trọng và nỗi đau của họ?

Dưới đây là những câu nói mà bạn tuyệt đối không nên nói với những người trong cuộc khi họ vừa mới ly hôn.
Những câu nói tuyệt đối không nên với những người vừa chia tay

1. “Nhìn cậu hạnh phúc vậy mà! Tớ tưởng vợ chồng cậu là một đôi hoàn hảo cơ đấy...”

Theo nhà trị liệu tâm lý Tiffany Garrett, nếu bạn không phải là một chuyên gia tâm lý thì bạn đừng nên bao giờ xúi giục người khác ly hôn. Thêm vào đó những câu nói đầy vẻ tiếc nuối như “cuộc hôn nhân của cậu đẹp như mơ luôn ý, vậy mà…” chỉ làm cho người trong cuộc hoài nghi và tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Monday, June 12, 2017

Đêm tân hôn chua chát vì hình xăm tên người yêu cũ

Đêm tân hôn, anh từ từ lần mở chiếc áo trên người tôi. Gương mặt anh khi ấy hân hoan và hạnh phúc, nhưng chỉ vài giây sau, anh thất sắc và ném chiếc áo xuống giường. Anh quay vào tường ngủ… Đêm tân hôn chua chát với những tiếng thở dài như than trách. Tôi biết là vì hình xăm trên người tôi. Hình xăm mang tên của người yêu cũ là nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân có nguy cơ phải làm thủ tục ly hôn.

Tôi đến với chồng khi không còn quá trẻ và từng đi qua một mối tình sâu đậm. Tuổi trẻ tôi cũng yêu cuồng nhiệt và chẳng sợ điều gì. Để minh chứng cho tình yêu của mình, tôi quyết định xăm tên người đó lên cơ thể. Khi ấy tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng nó là một cách để khẳng định tình yêu và tôi cũng tin chúng tôi sẽ không bao giờ xa nhau.

Nhưng rốt cục, tôi và người đó chia tay. Có nhiều lí do cho việc đó nhưng quả thật tôi không hề hận anh, cũng không hối tiếc bất cứ điều gì. Nó giải thích cho việc vì sao sau khi chia tay tôi không xóa bỏ hình xăm. Tôi quan niệm quá khứ là điều mãi mãi không thể sửa được và tôi hoàn toàn không ân hận vì những gì mình đã làm, vậy tại sao tôi phải xóa đi hình xăm đó, phải chối bỏ tình yêu một thời mình coi trọng?

Vài năm sau đó tôi gặp chồng tôi bây giờ và chúng tôi cưới nhau sau một thời gian dài tìm hiểu. Thú thực từ ngày quen anh tôi cũng chẳng còn nhớ tới hình xăm trên người mình nữa. Với tôi bao năm qua nó chỉ như một vết sẹo, một vết bớt trên người mà thôi. Đến sự hiện diện của nó tôi còn chẳng nhớ huống chi là ý nghĩa. Nhưng đấy là sai lầm của tôi…

Đêm tân hôn chua chát vì hình xăm tên người yêu cũ

Tôi quan niệm quá khứ là điều mãi mãi không thể sửa được và tôi hoàn toàn không ân hận vì những gì mình đã làm, vậy tại sao tôi phải xóa đi hình xăm đó, phải chối bỏ tình yêu một thời mình coi trọng? (Ảnh minh họa)

Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai

Đất đai luôn là tư liệu sản xuất cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội, chính vì vậy nên giá trị của đất đai rất to lớn. Những tranh chấp liên quan đến vấn đề này rất phổ biến trong xã hội. Cần phải giải quyết thỏa đáng những tranh chấp về đất đai, giúp cho các bên giải quyết những xung đột, mâu thuẫn, qua đó góp phần tạo ra sự ổn định cho xã hội.

1. Khái niệm và các dạng tranh chấp đất đai

Theo Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Chúng ta cần lưu ý: đối tượng của tranh chấp đất đai không phải là quyền sở hữu đất, các chủ thể tham gia tranh chấp không phải là các chủ thể có quyền sở hữu đối với đất. Đây là điều không phải bàn cãi vì Điều 53, Hiến pháp 2013 hay điều 4, Luật đất đai 2013 quy định rất rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Trên thực tế, tranh chấp đất đai hết sức đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Tuy nhiên, về cơ bản tranh chấp đất đai được chia thành ba dạng như sau:

Monday, June 5, 2017

Những điều khoản quan trọng trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Khi tiến hành hoạt động M&A, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều khoản cơ bản trong hợp đồng như giá chuyển nhượng, phương thức và thời gian thanh toán, thời hạn thực hiện để hạn chế tối đa rủi ro cho doanh nghiệp. Đối với hợp đồng mua bán doanh nghiệp, do bên mua thường là chủ thể tiến hành soạn thảo nên nội dung hợp đồng thường mang bản chất ưu đãi hơn nghiêng về phía bên mua.

Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, đồng thời bảo đảm giao dịch có thể được thực hiện, các doanh nghiệp cần lưu ý những điều khoản như sau

  • Chủ thể:
Cần ghi rõ thông tin của các bên như: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật, số CMND (hoặc số hộ chiếu) của người đại diện theo pháp luật, mã số thuế doanh nghiệp,… theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. Khi tiến hành giao kết hợp đồng, các bên có thể liên hệ và yêu cầu đối tác cung cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư để đảm bảo đúng thông tin và thẩm quyền ký kết.
  • Giá chuyển nhượng:
Cần ghi rõ tổng giá trị của hợp đồng. Doanh nghiệp cần lưu ý đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng, trừ một số trường hợp được Nhà nước cho phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Thông tư 32/2013/TT-NHNN.
  • Phương thức và thời gian thanh toán:
Các bên cần ghi rõ phương thức thanh toán (chuyển khoản hay tiền mặt) và thời gian thanh toán cụ thể với số tiền thanh toán của từng đợt. Để đảm bảo an toàn, các bên nên yêu cầu một tổ chức uy tín có thẩm quyền thực hiện dịch vụ tài chính trung gian. Bên thứ ba này sẽ đứng ra đảm bảo các bên trong hợp đồng thực hiện đúng thỏa thuận và hợp pháp.
  • Điều kiện, thời hạn chuyển giao tài sản:
Đối với bên mua, cần quy định rõ những điều kiện kèm theo và thời điểm cụ thể trong tiến trình M&A để bên bán thực hiện nghĩa vụ trong việc chuyển giao tài sản, cổ phần, cổ phiếu theo quy định của hợp đồng.
  • Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên:
Các bên cần chi tiết hóa các nghĩa vụ trong giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt cụ thể.
  • Điều khoản ràng buộc trách nhiệm:
Các bên có thể dự trù các tình huống đối phương có thể vận dụng để không thực hiện hợp đồng mà soạn thảo những điều khoản thích hợp, như trách nhiệm của bên mua khi không thanh toán, hoặc trách nhiệm của bên bán khi không chuyển giao đối tượng của hợp đồng.
  • Thời hạn thực hiện hợp đồng:
Trong hợp đồng cần quy định rõ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và chấm dứt, hoặc những căn cứ phát sinh dẫn đến hợp đồng chấm dứt hiệu lực.
  • Điều khoản giải quyết tranh chấp:
Tranh chấp có thể được đưa ra Tòa án có thẩm quyền hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết.
  • Tuyên bố và cam kết của hai bên về tình trạng doanh nghiệp:
Hợp đồng cần có điều khoản quy định bên bán phải khẳng định và cam kết về các khoản nợ của doanh nghiệp. Việc này nhằm hạn chế tranh chấp và rủi ro đối với bên mua.