Quảng cáo của Google

Thursday, November 29, 2018

Những cuộc đọ sức căng thẳng giữa công lý và tội ác.

Cuộc đấu tranh giữa công lý và  tội ác luôn căng thẳng và vất vả, không phải lúc nào cũng có kết thúc dễ dàng theo câu "chính nghĩa tất thắng hung tàn". Có những dạng tội phạm mà các cảnh sát hình sự phải đấu trí cân não, sử dụng dù đủ mọi phương pháp những vẫn phải chấp nhận những "nốt trầm". Cho dù có luật pháp, có luật sư hình sựhay tất cả các cơ quan chức năng hổ trợ.

Các cảnh sát hình sự (CSHS) đều có chung nhận định: Giang hồ cộm cán phần lớn là những người có tư duy nhanh nhạy, sử dụng chất xám để đi đối phó công an, còn dạng “ong ve nhãi nhép” mới hở tí là động tay, động chân. Trong các cuộc đọ sức cân não với giang hồ, đa phần chính nghĩa chiến thắng nhưng cũng có vụ thành “nốt trầm” khó phai với các trinh sát hình sự.

Hiển “tằng” và H. “ruồi” là hai nhân vật như thế.

Vụ cướp 92.000 USD

Năm 1998, Hải phòng xảy ra vụ án chấn động: Xe vận chuyển 92.000 USD ra sân bay Cát Bi để gửi vào TP.HCM đã bị một nhóm người chặn đường cướp gọn. Nhóm cướp rất chuyên nghiệp, các dấu vết hiện trường mơ hồ…

“Lúc ấy tôi vừa nhận nhiệm vụ đội trưởng Đội án tuyến Phòng CSHS (PC14 cũ), vụ cướp như một thách thức lớn cho đội án tuyến” - Đại tá Lê Hồng Thắng nói.

Theo ông Thắng, cả đội án tuyến của ông làm việc hơn một tháng trời, thu thập, lập hơn 400 trang hồ sơ, xác định Nguyễn Minh Hiển (Hiển “tằng”) là người chủ mưu vụ cướp. Tuy nhiên, cơ quan tố tụng từ chối lệnh bắt vì cho là không đủ chứng cứ.

Theo hồ sơ, Hiển “tằng” sinh ra trong gia đình có điều kiện về vật chất. Hiển vốn thông minh, nhanh nhạy, biết cách kiếm tiền ngay từ nhỏ. Hiển nổi tiếng lì lợm, biết điều khiển, sử dụng tiền để đạt mục đích. “Anh ta có đủ tố chất của dân anh chị máu lạnh của giới giang hồ, vừa thông minh vừa có điều kiện kinh tế nên nhanh chóng quy tụ rất nhiều đàn em” - một CSHS Hải Phòng cho hay.

Thời điểm công an đưa Hiển “tằng” vào tầm ngắm cũng là lúc người nhà sắp xếp cho anh ta sang Mỹ theo diện đoàn tụ. “Thời gian rất cấp bách, anh em nóng ruột nhìn thủ phạm nhởn nhơ. Khi còn 10 ngày Hiển sẽ lên máy bay thì anh ta đánh một ông cụ ở Hải An nên chúng tôi có cớ bắt nghi phạm” - ông Thắng kể.

CSHS, cơ động, CSGT TP Hải Phòng chuẩn bị đi làm nhiệm vụ. Ảnh: HẢI ĐƯỜNG

Chạy đua với thời gian

Theo ông Thắng, ngay khi có điểm sáng này, một mặt ông cử các mũi trinh sát đi các nơi thu thập tư liệu và đồng phạm, còn ông trực tiếp đi bắt Hiển. “Hoàn cảnh trớ trêu là khi tôi lên máy bay ở sân bay Cát Bi vào TP.HCM bắt anh ta về tội đe dọa giết người thì cũng là lúc Hiển lên máy bay từ TP.HCM ra Bắc” - ông than.

Wednesday, October 31, 2018

Cụ ông tử vong tại chỗ sau va chạm với xe đầu kéo container

Đi xe đạp trên quốc lộ qua Hà Tĩnh, cụ ông 72 tuổi bị xe đầu kéo container tông tử vong, kéo lê hàng chục mét.
Vụ tai nạn xảy ra lúc 14h30 ngày 29/10, trên quốc lộ 8 đoạn qua thị trấn Phố Châu (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh).
Thời điểm trên, ông Lương Văn Dũng (71 tuổi, trú thị trấn Phố Châu, đã đổi tên) đi xe đạp từ quốc lộ 71 ra thị trấn Phố Châu thì bất ngờ bị xe đầu kéo container biển số Nghệ An kéo theo rơ-moóc (chưa rõ người cầm lái) chạy hướng cửa khẩu Cầu Treo về huyện Đức Thọ tông trúng.
Cú tông mạnh khiến ông Dũng và chiếc xe ngã văng ra đường. Nạn nhân bị cuốn vào bánh xe kéo lê hàng chục mét tử vong tại chỗ.
Cu ong tu vong tai cho sau va cham voi xe dau keo container hinh anh 1
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: P. Anh.
Tại hiện trường, thi thể cụ ông 72 tuổi không còn nguyên vẹn, mắc kẹt dưới bánh xe đầu kéo, chiếc xe đạp nằm cách đó hàng chục mét. Xe đầu kéo container hư hỏng nhẹ phần đầu.

Tuesday, October 30, 2018

Nhiều người mắc kẹt trong thang máy chung cư Carina

Thang máy chung cư Carina bất ngờ ngừng hoạt động đột ngột khiến 5 người trong đó có trẻ em mắc kẹt bên trong, hoảng loạn cầu cứu.

  
Nhiều người mắc kẹt trong thang máy chung cư Carina - 1
Chung cư Carina nơi xảy ra thang máy bị ngừng hoạt động do mất điện
Sáng 29/10, 4 người lớn và 1 trẻ em vào thang máy block B chung cư Carina (quận 8, TP.HCM). Trong lúc di chuyển xuống đất, thang máy bất ngờ ngừng hoạt động.

Monday, October 29, 2018



Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, sinh viên các đơn vị quản lý đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp hệ chính quy nếu như hoạt động mại dâm tới lần thứ tư sẽ bị buộc thôi học.
Bộ GD-ĐT vừa ban bố dự thảo Thông tư Quy chế công việc học sinh, sinh viên đối mang các đơn vị quản lý đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hệ chính quy. Dự thảo đang trong thời hạn lấy ý kiến góp ý đến hết ngày 26/11.
Thông tư khi được ban hành sẽ hẳn nhiên Quy chế công tác học trò, sinh viên đối  các đơn vị quản lý huấn luyện giáo viên trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hệ chính quy.
Theo chậm tiến độ, sinh viên giả dụ hoạt động mại dâm đến lần thứ tư (tính trong cả khóa học) sẽ bị buộc thôi học. ví như vi phạm lần trước nhất sẽ bị khiển trách, lần thứ 2 sẽ bị cảnh cáo, lần thứ 3 sẽ bị đình chỉ  thời hạn.
Còn ví như hoạt động cất chấp, môi giới mại dâm sẽ chịu hình thức bị buộc thôi học ngay lần trước tiên bị phát hiện vi phạm. cùng chậm triển khai bị ủy quyền cơ quan chức năng xử lý theo quy định của luật pháp.
Dự thảo sườn xử lý kỷ luật học trò, sinh viên cũng cụ thể nhiều chương trình vi phạm với các hình thức xử lý cân xứng, căn cứ trên mức độ vi phạm và số lần tái phạm.
Việc uống rượu bia trong giờ học, say rượu bia khi đến lớp cũng chịu các mức xử lý như vậy như hoạt động mại dâm, tức vi phạm từ lần một tới lần thứ 4 sẽ chịu tuần tự những mức bị khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ  thời hạn, buộc thôi học.

Quốc tịch hộ tịch là gì?

Quốc tịch hộ tịch là gì?

Quốc tịch là gì?

Quốc tịch cho phép nhà nước có quyền lực pháp lý với một cá nhân và cũng cho phép cá nhân quyền được bảo vệ bởi nhà nước.
Quốc tịch là trạng thái pháp lý thể hiện mối quan hệ của một công dân với quốc gia nhà nước là quyền của một thành viên của quốc gia nhà nước có chủ quyền. Ở một số nơi trên thế giới quốc tịch của một người được quyết định bởi chính dân tộc của người đó hơn là quyền công dân.
Điều 15 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền chỉ rõ "Mọi người đều có quyền với một quốc tịch" và "Không ai đáng bị tước quốc tịch một cách tùy tiện hay bị từ chối quyền đổi quốc tịch". Các quốc gia có quyền quyết định công dân của nước đó. Những việc quyết định này là một phần của luật quốc tịch. Trong một vài trường hợp, việc quyết định quốc tịch được dựa theo luật pháp quốc tế.
Từ quyền công dân thường được sử dụng khác với quốc tịch, khác biệt cơ bản nhất của quyền công dân là công dân có quyền được tham gia vào đời sống chính trị của một nhà nước, như việc bầu cử hoặc ứng cử. Trong khi thuật ngữ quốc tịch có thể bao gồm những người là công dân và những người không phải là công dân.
Ngoài ra, quốc tịch còn có thể là quyền thành viên của một dân tộc (một nhóm người có cùng mối quan hệ về dân tộc và văn hóa) dù dân tộc đó không có nhà nước, ví dụ nhưngười Basque, người Kurdistan, người Tamil, người Scotland.

Hộ tịch là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết.
Đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện:

Sunday, October 28, 2018

Đề nghị Cần Thơ trả lại tiền cho người đổi 100 USD bị phạt 90 triệu

TPO - Theo một nguồn tin, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Cần Thơ tham mưu cho UBND TP Cần Thơ miễn giảm tiền phạt và trả lại tang vật 100 USD cho anh Nguyễn Cà Rê với lí do anh này hạn chế hiểu biết về pháp luật, gia cảnh khó khăn.
Ngày 28/10, ông Trần Quốc Hà - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Cần Thơ xác nhận thông tin kể trên.
Ông Hà cho biết, vào 29/10, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Cần Thơ sẽ có văn bản gửi UBND thành phố Cần Thơ với nội dung tham mưu, tư vấn cho UBND miễn giảm tiền phạt và trả lại tang vật 100 USD cho anh Cà Rê-người bị phạt 90 triệu đồng vì đổi 100 USD tại tiệm vàng Thảo Lực (Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ). Nguyên do anh này hạn chế hiểu biết về pháp luật, gia cảnh khó khăn, cần được xem xét miễn giảm tiền phạt.
Đề nghị Cần Thơ trả lại tiền cho người đổi 100 USD bị phạt 90 triệu - ảnh 1Tiệm vàng Thảo Lực - Ảnh: Kim Hà.
Trước đó vào sáng 26/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, ông đã giao cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cơ quan phía Nam tiếp cận, kiểm tra hồ sơ của vụ việc để từ đó có tư vấn cho UBND TP Cần Thơ có hướng xử lý phù hợp.

Friday, October 26, 2018

Vụ xe BMW gây tai nạn hàng loạt: Nạn nhân hôn mê sâu đã vượt qua cửa tử

Ngày 29/10, thông tin từ BS Hồ Văn Hân, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, tình trạng sức khỏe của 3 nạn nhân trong vụ tai nạn hàng loại do nữ tài xế điều khiển xe BMW gây ra đang dần ổn định.
2 bệnh nhân bị đa chấn thương là H.H.Đ. (42 tuổi) bị chấn thương cột sống, chấn thương sọ não, gãy xương bàn chân trái và P.H.B. (24 tuổi) được bác sĩ xác định gãy 1/3 xương đùi trái. Sau khi được phẫu thuật, điều trị sức khỏe đã bình phục tốt, hiện đang được tiếp tục theo dõi.
Trường hợp may mắn nhất là bệnh nhân C.T.T (23 tuổi) bị chấn thương sọ não, hàm mặt, ngực bụng… nhập viện trong tình trạng “thập tử nhất sinh” sau 1 tuần điều trị, chăm sóc tích cực đã có tín hiệu rất tích cực.
Thông tin chuyên môn từ BS Hân cho biết: “Khi nhập viện, thang điểm đánh giá hôn mê (Glasgow) của bệnh nhân chỉ còn 3 đến 4 điểm (bình thường là 15 điểm) tiên lượng rất dè dặt. Các bác sĩ đã nỗ lực chăm sóc, điều trị sau 1 tuần điểm glasgow của bệnh nhân đã lên được 12, tri giác đang dần bình phục”. Hiện bệnh nhân vẫn được hồi sức tích cực, căn cứ theo diễn tiến điều trị các bác sĩ sẽ có hướng can thiệp tiếp theo cho bệnh nhân.

Saturday, May 5, 2018

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. Hồ Chí Minh

 Quá trình hình thành và phát triển đoàn luật sư ở Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh

I. SÀI GÒN: CÁI NÔI CỦA NGHỀ LUẬT SƯ VIỆT NAM

1. Ngày 26-11-1867, Thống đốc Nam Kỳ De La Grandière ban hành Nghị định về việc hành nghề bào chữa trước các Tòa án Pháp. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên về nghề luật sư được chính quyền thực dân ban hành ở xứ “Nam Kỳ thuộc Pháp”. Người hành nghề bào chữa lúc đó gọi là “biện hộ viên” (Défenseur); sau (từ 1884) gọi là “luật sư biện hộ” (Avocat défenseur).

2. Sau khi thôn tính cả nước Việt Nam (1883-1884), năm 1887 Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, gồm thuộc địa Nam Kỳ và 3 xứ bảo hộ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Cao Miên (Cambodge)). Sau có thêm Lào (1899) và Quảng Châu Loan (1900).

Đến năm 1911, có một cuộc cải tiến quan trọng theo Sắc lệnh ngày 30-1-1911, các luật sư bào chữa ở Đông Dương được lập thành hai danh biểu: một danh biểu ở Sài Gòn bào chữa tại các tòa án ở Nam Kỳ và Cao Miên (Campuchia); một danh biểu ở Hà Nội bào chữa tại các tòa án ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

Trong thời kỳ này, chỉ có một vài luật sư Đông Dương người Việt đã vào Pháp tịch. Ở Luật sư đoàn Tòa Thượng thẩm Sài Gòn có các luật sư người Việt quốc tịch Pháp như: Luật sư Phan Văn Trường (1876-1933), Luật sư Trịnh Đình Thảo (1901-1986), Luật sư Bùi Thị Cẩm (1912-?)… Các luật sư này đều học luật và đỗ bằng Tiến sĩ Luật ở Pháp.

Qua lịch sử nghề nghiệp, có thể nói Luật sư Phan Văn Trường là nam luật sư đầu tiên, Luật sư Bùi Thị Cẩm là nữ luật sư đầu tiên người Việt Nam, cả hai luật sư tiền bối này lúc đó là thành viên của Luật sư đoàn Tòa Thượng thẩm Sài Gòn.

3. Đến năm 1931, do Sắc lệnh ngày 25-5-1930 được sửa đổi, bổ sung bởi Sắc lệnh ngày 21-7-1931, có cuộc cải tổ quan trọng nhất: danh hiệu “luật sư bào chữa” được rút gọn thành “luật sư” (Avocat), xã hội vẫn thường gọi là “trạng sư”; ngoài những công dân Pháp, người Đông Dương cũng được phép làm luật sư.

Quy chế này được áp dụng tới ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Trong giai đoạn này, số lượng luật sư người Việt tăng lên đáng kể, dần dần chiếm đa số trong Luật sư đoàn Tòa Thượng thẩm Sài Gòn. Các luật sư có tên tuổi nổi tiếng ở Sài Gòn thời kỳ này có thể kể đến là: Phan Văn Trường (1876-1933), Trịnh Đình Thảo (1901-1986), Nguyễn Hữu Thọ (1910-1996), Phạm Văn Bạch (1910-1986), Phạm Ngọc Thuần (1914-2002), Bùi Thị Cẩm (1912-?), Trần Công Tường (1915-1991), Nguyễn Thành Vĩnh (1904-1995), Thái Văn Lung (1916-1946), Vương Quang Nhường (1902- 1963), Nguyễn Văn Huyền (1913-1995), Trần Ngọc Liễng (1923-2011)…

Sau khi Việt Nam giành được độc lập, thống nhất nước nhà, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ vốn hành nghề ở Sài Gòn và các tỉnh miền Tây vào những năm 30 trước Cách mạng Tháng Tám 1945, đã tham gia lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc và trở thành Quyền Chủ tịch nước (1980-1981), Chủ tịch Quốc hội (1981-1987), Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1987-2002) nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

II. SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945, LUẬT SƯ SÀI GÒN THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRỞ LẠI

1. Hơn một tháng sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 10-10-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 46 tổ chức đoàn thể luật sư. Theo đó, các tổ chức luật sư cũ được duy trì với một số điểm sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới. Do điều kiện lúc bấy giờ, số lượng luật sư ở nước ta, cả trong Nam ngoài Bắc, đều rất ít.

2. Thực tế ở Sài Gòn lúc đó, Việt Minh giành được chính quyền chỉ có 28 ngày thì phải tiến hành cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp trở lại tái chiếm Đông Dương. Một số trí thức đang hành nghề luật sư ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Kỳ, từ đấu tranh yêu nước đã trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng hành cùng lịch sử tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang và chính trị kéo dài suốt 9 năm (1945-1954). Trong hàng ngũ kháng chiến, các luật sư đã được bố trí sử dụng vào những chức vụ quan trọng như: Luật sư Phạm Văn Bạch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Nam Bộ, Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam Bộ; Luật sư Phạm Ngọc Thuần, Phó Chủ tịch có thời kỳ giữ Quyền Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam Bộ, kiêm nhiệm Chính trị Ủy viên Bộ Tư lệnh Nam Bộ phụ trách 3 quân khu 7, 8 và 9; Luật sư Trương Tấn Phát, Giám đốc Sở Tư pháp; Luật sư Nguyễn Thành Vĩnh, Giám đốc Sở Tài chánh; Luật sư Lê Đình Chi, Trưởng phòng Quân pháp Bộ Tư lệnh Nam Bộ; Luật sư Thái Văn Lung, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chánh quận Thủ Đức, v.v..

III. LUẬT SƯ SÀI GÒN DƯỚI CHẾ ĐỘ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN

Sau Hiệp định Genève năm 1954 đến tháng 4 năm 1975, đất nước tạm phân chia thành hai miền Nam – Bắc. Miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa có hai quy chế luật sư lần lượt được ban hành: Quy chế theo Luật số 1/62 ngày 8-1-1962 thời Tổng thống Ngô Đình Diệm và quy chế theo Sắc luật số 025/66 ngày 7-7-1966 thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Văn phòng Luật sư đoàn Sài Gòn đặt trong trụ sở Tòa Thượng thẩm Sài Gòn (số 131 đường Công lý, nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa)..

IV. BÀO CHỮA VIÊN NHÂN DÂN VÀ LUẬT SƯ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ SAU NGÀY 30-4-1975 ĐẾN NAY

1. Tổ chức bào chữa viên nhân dân được thành lập trong suốt 10 năm đầu ở Thành phố Hồ Chí Minh sau ngày 30-4-1975

Sau ngày giải phóng miền Nam 30-4-1975, Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cho thực hiện và triển khai tổ chức bào chữa viên nhân dân theo Thông tư số 06/BTP-TT ngày 11-6-1976 của Bộ Tư pháp.

Theo đó, lúc này, ở Thành phố Hồ Chí Minh thiết lập một Phòng Bào chữa viên, đặt tại địa chỉ 97 Nguyễn Thị Minh Khai (nay là đường Pasteur) quận 1.

Những bào chữa viên đầu tiên công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh là những cán bộ công chức nhà nước

         Ngày 31-10-1983, Bộ Tư pháp ra Thông tư số 691/QLTPK hướng dẫn kiện toàn tổ chức bào chữa. Thực hiện Thông tư này, Ủy Ban Nhân Dân thành phố ra quyết định thành lập Đoàn bào chữa viên nhân dân với 28 người, gồm những bào chữa viên đã tham gia hoạt động này từ ngày mới giải phóng và bổ sung thêm một số thành viên mới đã dự xong lớp bồi dưỡng pháp lý xã hội chủ nghĩa do Bộ Tư pháp tổ chức dành cho các trí thức ngành luật cũ ở miền Nam.

2. Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh ra đời ngày 24-10-1989

Ngày 18-12-1987, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh Tổ chức luật sư.

 Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh đã được Ủy Ban Nhân Dân Thành phố ra Quyết định số 633, 634 và 635/QĐ-UB cùng ngày 24-10-1989 thành lập, với nhân sự gồm 68 thành viên (28 luật sư và 40 luật sư tập sự).

Từ lúc mới thành lập, trụ sở Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh đặt tại số 104 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1.

3. Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh phát triển từng bước theo Pháp lệnh Luật sư năm 2001, Luật Luật sư năm 2006 và Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung năm 2012

Đến nay, đã trải qua hơn 25 năm với 6 nhiệm kỳ Ban Chủ nhiệm lần lượt kế tiếp nhau: nhiệm kỳ I (1995-1998), nhiệm kỳ II (1998-2002), nhiệm kỳ III (2002-2005), nhiệm kỳ IV (2005-2008), nhiệm kỳ V (2008-2013).  Đại hội Đại biểu Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VI, nhiệm kỳ VI (2013-2018) đã được  triệu tập trong 2 ngày 12 và 13-10-2014, tại Hội trường Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, với gần 600 luật sư đại diện cho 3.786 luật sư thành viên tham dự, đã bầu ra Ban Chủ nhiệm nhiệm kỳ VI với 15 thành viên và Hội đồng Khen thưởng – kỷ luật nhiệm kỳ VI gồm 9 thành viên.

           Trong chức năng xã hội, tham gia các hoạt động ngoài dịch vụ pháp lý, một số luật sư của Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (1989-2015) đã từng là Đại biểu Quốc hội, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, quận, phường… Một số luật sư đã và đang là thành viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ và Thường trực Liên đoàn luật sư Việt Nam, Ban chấp hành Hội Luật gia Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội Khoa học – kỹ thuật Thành phố, Hội Luật gia Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Hội Bảo trợ trẻ em Thành phố, Hiệp hội Bất động sản Thành phố…

 Về hoạt động ngoại giao nhân dân và hội nhập quốc tế, Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua đã có quan hệ với nhiều Đoàn luật sư nước ngoài và các tổ chức luật sư quốc tế. Đoàn đã tổ chức thành công hai sự kiện lớn về hợp tác  quốc tế về luật sư: Hội nghị các Chủ tịch Đoàn luật sư châu Á POLA (The Presidents of Law Association in ASIA) năm 2008 và Hội nghị thường niên Hội Luật châu Á – Thái Bình Dương LAWASIA (The Law Association for Asia and the Pacific) lần thứ 22 năm 2009.

Hiện nay, Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng luật sư chiếm tỷ lệ trên 40% tổng số luật sư của cả nước, trong đó có nhiều luật sư chuyên về thương mại và đầu tư, chẳng những thông thạo tiếng Anh mà còn có thể tranh luận về các vấn đề pháp lý bằng tiếng Anh với các luật sư nước ngoài. Những luật sư trên có khả năng tham gia bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp trong các vụ tranh chấp thương mại quốc tế khi có yêu cầu…

 

         Ngày 29-01-2015, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm 25 năm thành lập ĐoànLuật sư thành phố Hồ Chí Minh, với chủ đề  “Truyền thống-Đoàn kết-Phát triển”, quyết tâm xây dựng đội ngũ luật sư “đông đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp”, xứng đáng là Đoàn Luật sư lớn nhất nước, được vinh dự mang tên Thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

Đoàn Luật Sư Thành phố Hồ Chí Minh - HCMC Bar Association

Địa chỉ: 104 Nguyễn Đinh Chiểu, Phường Đakao, Quận 1, Tp.HCM.

Điện thoại: +84 (08) 3822 2113 - 3829 5308 - Fax: (08) 8829 6437

E-mail: hcmcbar@gmail.com - Website: www.hcmcbar.org

Monday, January 1, 2018

Phong thủy hôn nhân năm 2018


Số lẽ chính là điềm xấu nhất trong hôn nhân, là điều tuyệt đối cấm kị.
Kết hôn chính là thời điểm, khoảnh khắc thiên liêng quan trọng nhất của đời người, vì vậy phải chú ý thật cẩn thận đến phong thủy khi kết hôn. Trong đám cưới cho dù bất kì chi tiết dù nhỏ nhặt vẫn phải chịu ảnh hưởng của phong thủy. Vậy phong thủy của hôn nhân năm nay là gì và có gì phải chú ý

Chọn ngày lành tháng tốt

Điều cần chú ý đầu tiên trong hôn lễ chính là việc chọn ngày lành tháng tốt. Việc chọn ngày quan trọng nhất là dựa vào mệnh tướng của vợ chồng mới để quyết định, ví dụ người mệnh dương tướng hỏa, con số may mắn là 1 và 2, 4 và 5. Việc chọn ngày nên lấy những con số này làm chuẩn, sẽ có lợi cho cuộc sống hôn nhân sau này.


Chọn ngày lành tháng tốt


Việc chọn ngày quan trọng nhất là dựa vào mệnh tướng của vợ chồng mới để quyết định

Địa điểm tổ chức hỉ sự

Đối với nơi tổ chức hỉ sự, cần hết sức tránh các nơi không có lợi cho hôn lễ như tầng hầm hay các căn nhà dưới lòng đất, đặc biệt là hôn nhân liên quan đến cuộc sống sau này, nếu như tổ chức hôn lễ ở những nơi như vậy sẽ dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tất nhiên, bên cạnh hôn lễ cũng cấm kỵ tổ chức bên cạnh các công trình kiến trúc như trường học, bệnh viện, nếu không sẽ không có lợi cho tình cảm vợ chồng mới cưới.