Quảng cáo của Google

Thursday, January 29, 2015

Có được cắt hộ khẩu của vợ sau khi ly hôn không?


Câu hỏi: Vợ chồng tôi đã ly hôn hơn 1 năm, sau khi ly hôn tôi nuôi phải đi thuê nhà và trực tiếp nuôi 3 con nhỏ mà không có tài sản hay nhà đất gì. Nay chồng tôi muốn cắt khẩu của cả 4 mẹ con tôi ra khỏi sổ hộ khẩu chung. Xin cho tôi hỏi chồng tôi có quyền cắt khẩu của mẹ con tôi không? Nếu bị cắt khẩu thì tôi sẽ nhập khẩu về đâu và thủ tục ra sao?
Với thắc mắc của bạn, Luật sư Hà Nội xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Thông thường, sau Bản án ly hôn thì quan hệ hôn nhân mặc nhiên chấm dứt, đường ai nấy đi, nhà ai nấy ở. Tuy nhiên trên thực tế, mọi chuyện không phải bao giờ cũng suôn sẻ như vậy. Một trong những rắc rối dễ thấy là vấn đề cắt chuyển hộ khẩu của người không còn quyền lưu trú trong căn nhà của người đã không còn là vợ, hoặc chồng mình.
Theo quy định của pháp luật thì sổ hộ khẩu gia đình là một tài liệu làm căn cứ để xác định việc đăng ký hộ khẩu thường trú của từng gia đình hoặc từng đơn vị lập sổ, và là một phương thức quản lý nhân khẩu và việc cư trú của người của cơ quan chính quyền.
Hiện nay, hộ khẩu không liên quan đến quyền lợi về tài sản hay việc làm như trước. Vì vậy Bản án của tòa chỉ tuyên chỉ đề cập đến việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, không đề cập đến vấn đề cư trú sau ly hôn. Do dó cơ quan công an không thể tự tiện cắt chuyển hộ khẩu của mẹ con bạn ra khỏi nơi cư trú theo yêu cầu của chồng cũ của bạn.
Mặt khác, hộ khẩu của một người là sự chứng nhận cư trú mang tính nhân thân. Chỉ có chính bạn mới có quyền điều chỉnh (di chuyển hoặc không). Đấy là quyền lợi của cá nhân (trừ khi cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định). Như vậy đối với trường hợp của bạn thì bạn có thể liên hệ với cơ quan công an quận huyện để làm thủ tục cắt chuyển hộ khẩu cho bạn và các con bạn.
Nếu bạn không phải là chủ hộ, bạn cần có sự đồng ý của chủ hộ khi thay đổi hộ khẩu thường trú. Trong trường hợp bạn chưa có chỗ ở cố định mới, bạn cần tiến hành thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng theo đúng quy định của pháp luật về cư trú.

Khoản 1, 2 Điều 27 Luật Cư trú 2006 (sửa đổi năm 2013) quy định:
1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu.
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này”.

Có được cắt hộ khẩu của vợ sau khi ly hôn không?

Tuy nhiên, Điều 23 Luật Cư trú quy định:
1. Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú;
2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện việc thay đổi nơi đăng ký thường trú”;
Điểm đ Khoản 1 Điều 22 Luật Cư trú quy định:
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xóa đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ”.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì thủ tục ly hôn xin gửi về Luật Sư Hà Nôi –Công ty luật The Light để được giải quyết.

Cha mẹ nước ngoài sinh con tại Việt Nam có được mang quốc tịch nước ngoài


Hai người mang quốc tịch nước ngoài sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn, khi sinh con ở Việt Nam, con họ có được mang quốc tịch nước ngoài?

Theo qui định nhà nước, cha mẹ sinh con nhưng chưa đăng ký kết hôn theo luật hôn nhân thì đứa con sinh ra được coi là con ngoài giá thú.

Mọi thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú cũng như đăng ký cho con trong giá thú nếu cả cha và mẹ đều thừa nhận đó chính là con mình và đồng thời nhận con sau khi hoàn các thủ tục bắt buộc.

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý quốc tịch hộ tịch (Nghị định 158/2005), trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đứa con sinh ra, cha hoặc mẹ (hoặc ông, bà) phải đi đăng ký khai sinh cho con.

Vì một trong hai người là người nước ngoài nên đây được xác định là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Hiện tại, hai người sống ở Việt Nam nên theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Nghị định 158/2005 về thẩm quyền đăng ký khai sinh: “Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, còn người kia là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam, được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi cư trú của người mẹ hoặc người cha là công dân Việt Nam”. Như vậy, để đăng ký khai sinh cho con, cần đến Sở Tư pháp nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc tạm trú) để làm thủ tục.





Con sinh ở Việt Nam có được mang quốc tịch nước ngoài?


Điều 50 Nghị định 158/2005 cũng quy định về thủ tục đăng ký khai sinh như sau: “1. Người đi đăng ký khai sinh nộp Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ trẻ em có đăng ký kết hôn).

Trong trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì phải có giấy thỏa thuận của cha và mẹ về việc chọn quốc tịch. Giấy thoả thuận về việc chọn quốc tịch phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân về việc chọn quốc tịch cho con là phù hợp với pháp luật của nước đó.

2. Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp một bản chính Giấy khai sinh cho người đi khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.


3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con thì Sở Tư pháp kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

Khoản 2 Điều 18 Nghị định 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định về điều kiện nhận con như sau: “Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của người đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự”. Như vậy, để người cha thực hiện thủ tục nhận con thì bạn (người mẹ) phải có sự đồng ý (bằng văn bản) gửi kèm hồ sơ nhận con đến Sở Tư pháp nơi bạn cư trú.

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 24/2013/NĐ-CP thì hồ sơ nhận con bao gồm các giấy tờ sau:

- Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con (theo mẫu quy định);

- Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);

- Bản sao Giấy khai sinh của cháu bé (nếu có);

- Căn cứ chứng minh quan hệ cha, con (nếu có);

- Bản sao Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.

Ngoài ra, nếu chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì cần lưu ý, tại Mục 1 phần 3 Thông tư 01/2008/TT- BTP ngày 2/6/2008 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định: Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài; nếu cha, mẹ lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con, thì cũng phải có thỏa thuận bằng văn bản của cha, mẹ theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam; trường hợp không có thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con (vì lý do cha, mẹ không liên hệ được với nhau), thì quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam theo quốc tịch của người cha hoặc người mẹ là công dân Việt Nam.

Monday, January 5, 2015

Những vụ ly hôn tốn nhiều giấy bút nhất showbiz 2015

Sau ly hôn mọi tình cảm dường như đổ vỡ nhưng với Thanh Bình - Thảo Trang hay Hồ Ngọc Hà - Cường Đô La họ vẫn giữ được những mối quan hệ tốt đẹp sau đó.

1. Vụ ly hôn của Thảo Trang - Phan Thanh Bình


Những vụ ly hôn tốn giấy bút nhất showbiz 2015


Sau chuyện tình đẹp như mơ, tuy không còn chung con đường nữa nhưng cách ứng xử giữ cặp đôi này vẫn được tạo được thiện cảm. Trên mạng xã hội Thảo Trang từng được Phan Thanh Bình giải oan vì tin đồn có "người thứ 3" giữa chuyện tình đổ vỡ trước đó.Vụ ly hôn của cặp đôi này khiến báo chí và cộng đồng tiếc nuối bởi cuộc tình đẹp của họ trước đó không mấy ai có được. Quen nhau thời còn áo trắng, vượt qua được nhiều sóng só thì họ mới chính thức kết hôn vào đúng Valentine 2009. Và trái ngọt sau đó là một cô con gái xinh đẹp, tuy nhiên điều đó cũng chưa đủ gắn kết mối tình tan vỡ sau đó khi gặp những khó khăn trong tình cảm. Dư luận trở nên xôn xao khi tháng 11 cô nàng Thảo Trang chính thức tuyên bố họ đã hoàn thành mọi thủ tục ly hôn và đang đợi quyết định từ toàn án.

Điểm neo

2. Chuyện tình của Hoa hậu Thu Hoài - doanh nhân người Đài Loan

Những vụ ly hôn tốn giấy bút nhất showbiz 2015

Với suy nghĩ của một người hiện đại cô luôn có một quan niệm thoáng về ly hôn. Nhưng chuyện vợ chồng không còn hạnh phúc chẳng có gì tốt để kể lể này nọ. Nhất là giới giải trí Việt hiện nay.Sinh nhật Thu Hoài 24 tháng 10 vừa qua, con trai của cô đã có dòng chia sẽ cảm xúc trên trang cá nhân về sự đổ vỡ của gia đình mình. Status đó khiến mọi người bất ngờ vì Hoài Thu vốn rất "giữ gìn" đời tư cá nhân từng có những khoảnh khắc gia đình hạnh phúc. Đáp trả những lời bán tán cô đã chính thức lên tiếng rằng hôn nhân của mình đã rạn nứt từ lâu nhưng vì bản thân cố luôn không muốn để lệ thông tin này.

3. Hôn nhân sóng gió Dương Yến Ngọc - doanh nhân Trần Thông

Những vụ ly hôn tốn giấy bút nhất showbiz 2015

Sau cuộc tính sóng gió và đi đến hồi kết, Yến Ngọc không được được nuôi con nhưng vẫn mong muốn được sống chung và nuôi dạy bé. Tuy nhiên giữa cô và Trần Thông vẫn chưa thể có mối quan hệ tốt sau khi ly hôn, những mâu thuẫn vẫn tồn đọng khi cả hai đều có lối đi riêng.Cuộc hôn nhân không mấy tốt đẹp của Dương Yến Ngọc và chồng đã chính thức kết thức vào tháng 8 vừa qua. Sau nhiều lần đôi co qua lại trên truyền thông. Nhưng sau khi mọi thủ tục ly hôn đã hoàn thành, cô từng tố chồng cũ đã sử dụng tay chân với mình khi trở về thăm con và thu dọn hành lý.

4. Hồ Ngọc Hà - Cường Đô La

Những vụ ly hôn tốn giấy bút nhất showbiz 2015

Điều mà khó có cặp đôi nào làm được là mối quan hệ Cường - Hà sau ly hôn vẫn tốt đẹp, họ vẫn là bạn và quan tâm Subeo, cậu con trai là sự gắn kết hiện tại của 2 người. Cả hai sẵn sàn đi du lịch cùng cậu con trai và ngủ chung giường để cậu út được vui.Đây là cuộc tình tốn nhiều giấy mực nhất của báo chí truyền thông. Vì cả 2 đều là trai tài gái sắc, mọi tâm điểm của xã hội đều đổ vào mối quan hệ này khi có tin đồn rạn nứt giữ 2 người từ cuối năm 2013. Khi có dịp tâm sự thì Hồ Ngọc Hà đã nghĩ rằng chuyện tình của mình đã đến hồi kết thúc.Thủ tục ly hôn