Quảng cáo của Google

Monday, May 29, 2017

Cẩn thận với chiêu khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn của doanh nghiệp

Cẩn thận với chiêu khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn của doanh nghiệp


Khuyến mãi không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về dịch vụ, sản phẩm gọi chung là lừa dối khách hàng, là hành vi tác động trực tiếp lên lên đặc tính của sản phẩm, dịch vụ trong đó chủ yếu là chất lượng, giá cả. Nó là hành vi đưa ra thông tin khuyến mại sai sự thật hoặc không rõ ràng làm cho khách hàng hiểu nhầm về hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại.

Nâng giá lên cao

Hành vi khuyến mại thường gặp nhất chính là nâng giá thành lên cao sau đó giảm xuống tương ứng hoặc nâng giá lên cao và tặng kèm sản phẩm đi cùng. Hành vi này khiến cho bản chất của hoạt động khuyến mại trong tương quan với các hoạt động xúc tiến thương mại khác là mang lại cho khách hàng những lợi ích nhất định không được bảo đảm. Ở đây, khách hàng chẳng hề thu được lợi ích gì từ việc giảm giá của doanh nghiệp. Khách hàng nhầm tưởng mình đang mua được sản phẩm, dịch vụ giá rẻ mà không biết rằng mình đang bị doanh nghiệp lừa.
Khuyến mại

Ở bất cứ đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp những thông tin khuyến mại hấp dẫn giảm giá đến 50%, mua 1 tặng 1, mua hàng tặng tiền mặt,… đặc biệt là vào những dịp lễ, tết, hầu như doanh nghiệp nào cũng thực hiện khuyến mại nhưng rất khó để bảo đảm tất cả là khuyến mại trung thực.

Monday, May 22, 2017

Ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường án oan cho ông Huỳnh Văn Nén?

Trong vụ việc ông Huỳnh Văn Nén bị tù oan, ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường? Liệu việc xác định trách nhiệm hình sự hay xử lý kỷ luật, buộc hoàn trả tiền bồi thường trong vụ việc này có đơn giản?
Theo TS.Lê Minh Hùng, giảng viên trường Đại học Luật TP.HCM, dư luận đã một phần nhẹ nhàng, ông Huỳnh Văn Nén cũng một phần an ủi khi các cơ quan tố tụng đã tổ chức xin lỗi ông về những năm tù oan nghiệt. Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường lẫn trách nhiệm pháp lý của nhà nước, của từng cá nhân gây hàm oan cũng phải được thực hiện.
Theo quy định của pháp luật, người bị oan sai trong tố tụng hình sự được đòi bồi thường thiệt hại do bị oan. Cơ quan tiến hành tố tụng làm oan sai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị oan. Những người tiến hành tố tụng gây oan sai có trách nhiệm hoàn trả cho Nhà nước một phần khoản tiền bồi thường cho người bị oan. Tùy trường hợp, những người này có thể còn phải chịu trách nhiệm pháp lý thích hợp theo quy định của pháp luật.
Vụ án oan Huỳnh văn Nén

Cơ quan sau cùng làm oan sai phải bồi thường

Quá trình tiến hành tố tụng hình sự trải qua các giai đoạn khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án và cơ quan nào sau cùng làm oan sai thi cơ quan đó phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Đừng để ly hôn vì nắm đấm

"Là phụ nữ đã khổ, lấy nhầm chồng còn khổ hơn"

Khi kết hôn, người phụ nữ sẽ hinh sinh rất, rất nhiều và điều đó đối với gia đình vô cùng quí giá. Khi đã lấy chồng thì người phụ nữ sẽ thuộc về nhà chồng chăm lo đến gia đình chồng và con cái. Ngoài những công việc ở ngoài, về đến nhà họ phải quần quật trong bếp để gia đình có bữa ấm cúng hơn, dần dần họ mất cả bản thân mình. Họ bỏ quên tuổi trẻ, các mối quan hệ bạn bè hay niềm vui cá nhân. Nhưng đổi lại được gì nếu như người đàn ông của đời họ không hiểu.

Đừng để ly hôn vì nắm đấm

Anh chồng giờ tay lên định tát vợ một cái thì cô vợ vênh mặt, giọng sang sảng:

Monday, May 15, 2017

Cha mẹ có quyền can thiệp vào chuyện ly hôn của con?

Hôn nhân không phải là cái két viên mãn của tình yêu mà nó chỉ là một cánh cửa mới để cả hai cùng bước vào một thế giới khác, có ngọt ngào và cả những đắng cay. Trong hôn nhân, cả vợ và chồng đôi khi sẽ chịu áp lực rất lớn từ phía gia đình của vợ hoặc chồng của mình. Vì nhiều lý do, nên không ít trường hợp các cặp vợ chồng trẻ bị cha mẹ đối phương ép phải ly hôn. Điều này làm cho rất nhiều gia đình khóc không được mà cười cũng không xong khi người trên lấy quyền làm cha mẹ, bổn phận hiếu tử để ép tình duyên của con mình. Vậy, cha mẹ liệu có quyền can thiện vào chuyện ly hôn của con?


Ai là người có quyền can thiệp chuyện ly hôn?

Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Monday, May 8, 2017

Không chịu cấp dưỡng nuôi con sẽ bị phạt

Nuôi con là trách nhiệm của cha mẹ, điều này đúng với lẽ sống của con người chúng ta và để mang lại lợi ích cho trẻ, pháp luật cũng đã có quy định rõ rang về vấn đề này. Dù đã ly hôn hay không kết hôn với người kia thì việc cấp dưỡng nuôi con chung vẫn phải được tiến hành cho đến khi nào trẻ đến tuổi trưởng thành. Nếu không chịu cấp dưỡng, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định.

TRÁCH NHIỆM NUÔI DƯỠNG

Theo khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác”.
Khoản 3 Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, cha, mẹ, con, người giám hộ… theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự,…
Quy định xử phạt đối với hành vi không chịu cấp dưỡng nuôi con
Về hình thức xử phạt, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự,… không quy định trực tiếp biện pháp xử phạt đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên hành vi này được quy định chung tại điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 110. Theo đó, hành vi “không thực hiện công việc phải làm… theo bản án, quyết định” của tòa án có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Monday, May 1, 2017

Các vấn đề gặp phải khi tiến hành ly hôn đơn phương

Và cuộc sống của những cặp đôi này cũng bình thường như bao gia đình khác, có thể sẽ trọn vẹn một tổ ấm hạnh phúc hoặc cũng có thể tan vỡ sau một thời gian chung sống. Để giúp cho những người không tìm thấy hạnh phúc trong hôn nhân nhanh chóng có cuộc sống mới, pháp luật đã quy định rõ trình tự thủ tục ly hôn đơn phương.
Ly hôn đơn phương là chỉ có một bên vợ hoặc chồng đồng ý ly hôn, tự nguyện ký vào đơn xin ly hôn. Đơn xin ly hôn phải có xác nhận của UBND cấp phường về nguyên nhân ly hôn, mâu thuẫn vợ chồng. Trước khi xác nhận, tổ hòa giải ở cấp phường sẽ tiến hành hòa giải 3 lần.
Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, tòa án khi tiếp nhận đơn xin ly hôn đơn phương sẽ tiến hành hòa giải tại tòa. Nếu hòa giải không thành, tòa án sẽ tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Căn cứ chính để tòa giải quyết cho ly hôn đơn phương là: tình trạng hôn nhân trầm trọng, không thể kéo dài.

1. Hồ sơ, thủ tục ly hôn đơn phương được quy định như sau:

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);
- Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
- Đơn xin ly hôn (Theo mẫu) .

2. Nơi nộp hồ sơ:

Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú của người ký đơn xin ly hôn.

3. Thời gian giải quyết: