Quảng cáo của Google

Monday, October 2, 2017

Top 10 luật sư giỏi nhất trong lịch sử thế giới

10 cái tên của những vị luật sư giỏi dưới đây từng được vinh danh bởi những đóng góp của họ mạng lại mang đến sự thay đổi to lớn cho xã hội, cùng tìm hiểu lí do họ trở thành luật sư vĩ đại trong lịch sử như thế nào.
Top 10 luật sư giỏi nhất trong lịch sử thế giới


1. John Adams (1735-1826)


John Adams – Phó tổng thống đầu tiên và là Tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ, là người đã đứng lên chống lại chế độ nô lệ ở quốc gia này. Ông đã mang đến sự đổi thay toàn diện đối với chế độ thực dân và hệ thống pháp luật Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Ông cũng là luật sư đứng lên bảo vệ và bào chữa vô tội cho những binh lính Anh trong cuộc thảm sát ở Boston năm 1770.


2. Clare Foltz (1849-1934)


Là biểu tượng của các luật sư nữ trên thế giới, Foltz được biết đến là nữ luật sư giỏi đầu tiên của khu vực Bờ biển Tây nước Mỹ. Bà đã khởi kiện trường Luật Hastings vì phân biệt đối xử (không chấp nhận cho bà theo học vì lý do giới tính). Pháp luật Bang California đã phải sửa đổi để cho phép tất cả mọi người, bất kể nam hay nữ, thuộc bất kỳ chủng tộc hoặc dân tộc nào tham gia đoàn luật sư sau khi vượt qua kỳ thi tuyển luật sư.


3. Abraham Lincoln (1809-1865)


Không chỉ nổi tiếng nhờ cuộc đấu tranh của ông đối với chế độ nô lệ, Lincoln còn là một luật sư nổi tiếng ở bang Illinois. Vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ này cũng đã giải quyết rất nhiều vụ án khác nhau trên 20 năm. Ông cũng đã trở thành một trong những tổng thống thành công nhất của Hoa Kỳ.

4. Mohandas Karamchand Gandhi (1869-1948)


Tên thường gọi là Mahatma Gandhi. Bằng phương pháp đấu tranh bất bạo động, Gandhi đã dẫn khởi nền độc lập Ấn Độ, đưa nước mình thoát khỏi sự đô hộ của Anh, khích lệ những người dân bị đô hộ khác phấn đấu cho nên độc lập của nước nhà và đả đảo triệt để đế quốc Anh. Ông tốt nghiệp Khoa luật Đại học College London (một trường thuộc Đại học London) và bắt đầu hành nghề tại London vào năm 1800, sau đó chuyển sang Nam Phi. Ông tham gia vào các vụ kiện dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người di dân Ấn Độ. Từ lúc lãnh đạo cuộc đấu tranh giành tự do và đứng đầu đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ năm 1918, ông được hàng triệu người dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là Mahatma.

5. Sir Thomas More (1478-1535)


Thomas More là một luật sư, nhà triết học xã hội, tác giả, chính khách và nhà nhân văn nổi tiếng thời Phục Hưng. Trước khi bị xử quyết bởi nhà vua Henry VIII vì đã không công nhận thẩm quyền của Nhà thờ ở Anh, Sir Thomas More là Đại pháp quan (Lord Chancellor) và cũng là cố vấn quan trọng của nhà vua. Ông là một người thẳng thắn, trung thực và kiên trì với tư tưởng luật pháp của mình.

Monday, September 25, 2017

Chủ quyền đất đang tranh chấp như thế nào

Một vụ tranh chấp đất đai diễn ra được tòa án thụ lý giải quyết nhưng khi tuyên xử thì lại được nhận nhiều văn bản đính chính lại thông tin khác nhau khiến cho đương sự "lãnh đủ"


Đó là trường hợp của bà Âu Thu An và ông Quách Quang khởi kiện bà Lý Ngọc Nương trong vụ tranh chấp 385,6m2 (bà Nương đang sử dụng) và đã được TAND tỉnh Bạc Liêu xử phúc thẩm vào tháng 9-2011.

Tòa tuyên buộc bà Nương phải trả lại một phần với diện tích 53,24m2, đồng thời tuyên “các đương sự có nghĩa vụ đi đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất các đương sự được quyền sử dụng theo quy định của pháp luật”.

Sau đó, TAND tỉnh Bạc Liêu có thông báo đính chính diện tích bà Nương phải trả là 23,3m2, không phải 53,24m2, do sai số trong khâu tính toán, phần còn lại nằm trong phạm vi lộ giới.

Bà An khiếu nại việc đính chính này, tháng 1-2015 TAND tỉnh Bạc Liêu có văn bản trả lời: “Tại thời điểm giải quyết vụ án của bà An thì đất trong phạm vi lộ giới không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Nếu ông Quang, bà An có yêu cầu Nhà nước tạm giao phần đất trong phạm vi lộ giới cho mình sử dụng thì được quyền yêu cầu UBND các cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết”.

Trên cơ sở văn bản này, bà An và ông Quang đã có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi UBND phường 8, Phòng tài nguyên - môi trường và UBND TP Bạc Liêu. Trong khi bà Nương cũng có đề nghị các cơ quan trên xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà.


Tuy nhiên trong văn bản trả lời UBND phường 8 để cơ quan này có cơ sở xác nhận giải quyết hồ sơ cấp chủ quyền cho bà Nương, TAND tỉnh Bạc Liêu lại cho rằng “việc cấp giấy chứng nhận cho các đương sự thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Monday, September 18, 2017

Vay nợ bằng giấy viết tay có khởi kiện được không

" Tôi cho người hàng xóm vay 100 triệu đồng nhưng chỉ viết giấy tay. Đến hạn không trả nợ, người hàng xóm còn thách tôi cứ đi kiện vì tòa án sẽ không bảo vệ do cho vay bằng giấy tay. Điều này có đúng? "



Do thấy người hàng xóm cần tiền làm ăn và hứa mỗi tháng trả lãi 1% (cao hơn lãi ngân hàng một chút) nên tôi cho vay. Ngoài giấy viết tay, tôi cũng không giữ tài sản thế chấp nào của người này. Nếu tôi muốn kiện thì phải nộp đơn ở đâu? Liệu giấy tay trên có được tòa chấp nhận? (Vũ Minh Ngọc)
Vay nợ bằng giấy viết tay có khởi kiện được không

Tư vấn của luật sư:


Theo điều 471 Bộ luật dân sự, Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Monday, September 11, 2017

Bị xử phạt thế nào khi không chịu đi nghĩa vụ quân sự?

Câu hỏi: Tôi năm nay 23 tuổi, vừa rồi tôi có nhận được giấy báo khám sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự. Kết quả kết luận tôi đủ tiêu chuẩn tuyển quân với toàn loại 1 chỉ có một mục đạt loại 3.
Kết quả cuối cùng là tôi đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Vậy tôi có thể bổ sung những giấy tờ chứng minh mình đang có một số bệnh để được miễn hoặc hoãn nghĩa vụ quân sự hay không? Và tôi mắc bệnh về bao tử, vảy phấn hồng, nổi mề đay, đã từng bị thuỷ đậu thì có được hoãn hay miễn không?
Tôi đã tốt nghiệp rồi nhưng hiện tại tôi vẫn còn đang theo học một số chương trình sau đại học và các khoá học khác ở trung tâm nhưng họ không cấp giấy xác nhận hoãn nghĩa vụ quân sự. Vậy tôi có thể làm đơn xin hoãn nghĩa vụ quân sự hay không khi đã trúng tuyển? Và nếu tôi đã trúng tuyển nhưng không đi thì chính xác tôi sẽ bị phạt như thế nào?

Bị xử phạt thế nào khi không chịu đi nghĩa vụ quân sự?

Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Monday, September 4, 2017

Có được cắt hộ khẩu của vợ sau khi ly hôn không?

Câu hỏi: Vợ chồng tôi đã ly hôn hơn 1 năm, sau khi ly hôn tôi nuôi phải đi thuê nhà và trực tiếp nuôi 3 con nhỏ mà không có tài sản hay nhà đất gì. Nay chồng tôi muốn cắt khẩu của cả 4 mẹ con tôi ra khỏi sổ hộ khẩu chung. Xin cho tôi hỏi chồng tôi có quyền cắt khẩu của mẹ con tôi không? Nếu bị cắt khẩu thì tôi sẽ nhập khẩu về đâu và thủ tục ra sao?
Với thắc mắc của bạn, Luật sư Hà Nội xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Thông thường, sau Bản án ly hôn thì quan hệ hôn nhân mặc nhiên chấm dứt, đường ai nấy đi, nhà ai nấy ở. Tuy nhiên trên thực tế, mọi chuyện không phải bao giờ cũng suôn sẻ như vậy. Một trong những rắc rối dễ thấy là vấn đề cắt chuyển hộ khẩu của người không còn quyền lưu trú trong căn nhà của người đã không còn là vợ, hoặc chồng mình.
Theo quy định của pháp luật thì sổ hộ khẩu gia đình là một tài liệu làm căn cứ để xác định việc đăng ký hộ khẩu thường trú của từng gia đình hoặc từng đơn vị lập sổ, và là một phương thức quản lý nhân khẩu và việc cư trú của người của cơ quan chính quyền.
Hiện nay, hộ khẩu không liên quan đến quyền lợi về tài sản hay việc làm như trước. Vì vậy Bản án của tòa chỉ tuyên chỉ đề cập đến việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, không đề cập đến vấn đề cư trú sau ly hôn. Do dó cơ quan công an không thể tự tiện cắt chuyển hộ khẩu của mẹ con bạn ra khỏi nơi cư trú theo yêu cầu của chồng cũ của bạn.
Mặt khác, hộ khẩu của một người là sự chứng nhận cư trú mang tính nhân thân. Chỉ có chính bạn mới có quyền điều chỉnh (di chuyển hoặc không). Đấy là quyền lợi của cá nhân (trừ khi cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định). Như vậy đối với trường hợp của bạn thì bạn có thể liên hệ với cơ quan công an quận huyện để làm thủ tục cắt chuyển hộ khẩu cho bạn và các con bạn.
Nếu bạn không phải là chủ hộ, bạn cần có sự đồng ý của chủ hộ khi thay đổi hộ khẩu thường trú. Trong trường hợp bạn chưa có chỗ ở cố định mới, bạn cần tiến hành thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng theo đúng quy định của pháp luật về cư trú.

Khoản 1, 2 Điều 27 Luật Cư trú 2006 (sửa đổi năm 2013) quy định:
1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu.
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này”.

Có được cắt hộ khẩu của vợ sau khi ly hôn không?

Tuy nhiên, Điều 23 Luật Cư trú quy định:

Monday, August 28, 2017

Làm thế nào để đòi được tiền khi giấy vay nợ viết tay và không ghi rõ hạn trả?

Câu hỏi: Tôi cho người hàng xóm vay 800 triệu đồng nhưng chỉ viết giấy tay và không ghi ngày trả nợ. Nhưng khi tôi đòi thì nguời hàng xóm không trả nợ còn thách tôi cứ đi kiện vì tòa án sẽ không bảo vệ do cho vay bằng giấy tay. Điều này có đúng hay không?
Do thấy người hàng xóm cần tiền làm ăn và hứa mỗi tháng trả lãi 1% (cao hơn lãi ngân hàng một chút) nên tôi cho vay. Ngoài giấy viết tay tôi cũng không giữ tài sản thế chấp nào của người này. Nếu tôi muốn kiện thì phải nộp đơn ở đâu? Liệu giấy tay trên có được tòa chấp nhận?

Làm thế nào để đòi được tiền khi giấy vay nợ viết tay và không ghi rõ hạn trả?


Với thắc mắc của bạn, luật sư giỏi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Theo điều 471 Bộ luật dân sự thì hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Monday, August 21, 2017

Những vấn đề khi ly hôn

Sau các thủ tục ly hôn các cặp đôi thường yêu cầu toàn án giải quyết các vấn đề kem theo như: quyền nuôi con, tranh chấp đất đai, tài sản nợ chung.

Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: Bản án hoặc quyết định. Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Toà án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án.

Những vấn đề khi ly hôn


Luật sư tham gia giải quyết vụ án ly hôn và tranh chấp tài sản chung vợ chồng dưới các hình thức sau:

Monday, August 14, 2017

Qui định kết hôn với những người làm công an

Để có thể lấy được chồng(vợ) là công an, phải tuân thủ theo những qui định nào của pháp luật. Cùng tìm hiểu qua những tư vấn pháp luật sau.


Việc kết hôn với người yêu công an cũng phải tuân thủ theo các qui định về Luật Hôn nhân và Gia đình. Ngoài ra còn phải tuân theo quy định nội bộ của ngành công an. Đó là điểm khác biệt khi lấy người làm trong ngành công an.

Những ai được phép lấy người yêu công an

Vì vậy trước hết bạn phải tuân thủ đầy đủ các qui định về Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:
Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có những hành vi bị cấm như sau:

Monday, August 7, 2017

Những cuộc đọ sức căng thẳng giữa công lý và tội ác.

Cuộc đấu tranh giữa công lý và  tội ác luôn căng thẳng và vất vả, không phải lúc nào cũng có kết thúc dễ dàng theo câu "chính nghĩa tất thắng hung tàn". Có những dạng tội phạm mà các cảnh sát hình sự phải đấu trí cân não, sử dụng dù đủ mọi phương pháp những vẫn phải chấp nhận những "nốt trầm". Cho dù có luật pháp, có luật sư hình sựhay tất cả các cơ quan chức năng hổ trợ.

Các cảnh sát hình sự (CSHS) đều có chung nhận định: Giang hồ cộm cán phần lớn là những người có tư duy nhanh nhạy, sử dụng chất xám để đi đối phó công an, còn dạng “ong ve nhãi nhép” mới hở tí là động tay, động chân. Trong các cuộc đọ sức cân não với giang hồ, đa phần chính nghĩa chiến thắng nhưng cũng có vụ thành “nốt trầm” khó phai với các trinh sát hình sự.

Hiển “tằng” và H. “ruồi” là hai nhân vật như thế.

Vụ cướp 92.000 USD

Năm 1998, Hải phòng xảy ra vụ án chấn động: Xe vận chuyển 92.000 USD ra sân bay Cát Bi để gửi vào TP.HCM đã bị một nhóm người chặn đường cướp gọn. Nhóm cướp rất chuyên nghiệp, các dấu vết hiện trường mơ hồ…

“Lúc ấy tôi vừa nhận nhiệm vụ đội trưởng Đội án tuyến Phòng CSHS (PC14 cũ), vụ cướp như một thách thức lớn cho đội án tuyến” - Đại tá Lê Hồng Thắng nói.

Theo ông Thắng, cả đội án tuyến của ông làm việc hơn một tháng trời, thu thập, lập hơn 400 trang hồ sơ, xác định Nguyễn Minh Hiển (Hiển “tằng”) là người chủ mưu vụ cướp. Tuy nhiên, cơ quan tố tụng từ chối lệnh bắt vì cho là không đủ chứng cứ.

Theo hồ sơ, Hiển “tằng” sinh ra trong gia đình có điều kiện về vật chất. Hiển vốn thông minh, nhanh nhạy, biết cách kiếm tiền ngay từ nhỏ. Hiển nổi tiếng lì lợm, biết điều khiển, sử dụng tiền để đạt mục đích. “Anh ta có đủ tố chất của dân anh chị máu lạnh của giới giang hồ, vừa thông minh vừa có điều kiện kinh tế nên nhanh chóng quy tụ rất nhiều đàn em” - một CSHS Hải Phòng cho hay.

Thời điểm công an đưa Hiển “tằng” vào tầm ngắm cũng là lúc người nhà sắp xếp cho anh ta sang Mỹ theo diện đoàn tụ. “Thời gian rất cấp bách, anh em nóng ruột nhìn thủ phạm nhởn nhơ. Khi còn 10 ngày Hiển sẽ lên máy bay thì anh ta đánh một ông cụ ở Hải An nên chúng tôi có cớ bắt nghi phạm” - ông Thắng kể.

CSHS, cơ động, CSGT TP Hải Phòng chuẩn bị đi làm nhiệm vụ. Ảnh: HẢI ĐƯỜNG

Chạy đua với thời gian

Theo ông Thắng, ngay khi có điểm sáng này, một mặt ông cử các mũi trinh sát đi các nơi thu thập tư liệu và đồng phạm, còn ông trực tiếp đi bắt Hiển. “Hoàn cảnh trớ trêu là khi tôi lên máy bay ở sân bay Cát Bi vào TP.HCM bắt anh ta về tội đe dọa giết người thì cũng là lúc Hiển lên máy bay từ TP.HCM ra Bắc” - ông than.

Tuy nhiên, khi nghi phạm vừa xuống sân bay, các trinh sát đưa ngay về trụ sở làm việc và trong sáu ngày sau đó, công an không khai thác được gì từ nghi phạm. Cùng lúc công hàm của Đại sứ quán Mỹ hối thúc Bộ Ngoại giao Việt Nam về trường hợp xuất cảnh của Hiển nên Bộ Ngoại giao yêu cầu Công an Hải Phòng khẩn trương đưa ra kết luận điều tra khiến áp lực càng tăng.

Monday, July 31, 2017

Cha mẹ nước ngoài sinh con tại Việt Nam có được mang quốc tịch nước ngoài

Hai người mang quốc tịch nước ngoài sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn, khi sinh con ở Việt Nam, con họ có được mang quốc tịch nước ngoài?

Theo qui định nhà nước, cha mẹ sinh con nhưng chưa đăng ký kết hôn theo luật hôn nhân thì đứa con sinh ra được coi là con ngoài giá thú.

Mọi thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú cũng như đăng ký cho con trong giá thú nếu cả cha và mẹ đều thừa nhận đó chính là con mình và đồng thời nhận con sau khi hoàn các thủ tục bắt buộc.

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý quốc tịch hộ tịch (Nghị định 158/2005), trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đứa con sinh ra, cha hoặc mẹ (hoặc ông, bà) phải đi đăng ký khai sinh cho con.

Vì một trong hai người là người nước ngoài nên đây được xác định là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Hiện tại, hai người sống ở Việt Nam nên theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Nghị định 158/2005 về thẩm quyền đăng ký khai sinh: “Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, còn người kia là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam, được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi cư trú của người mẹ hoặc người cha là công dân Việt Nam”. Như vậy, để đăng ký khai sinh cho con, cần đến Sở Tư pháp nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc tạm trú) để làm thủ tục.





Con sinh ở Việt Nam có được mang quốc tịch nước ngoài?


Điều 50 Nghị định 158/2005 cũng quy định về thủ tục đăng ký khai sinh như sau: “1. Người đi đăng ký khai sinh nộp Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ trẻ em có đăng ký kết hôn).

Monday, July 24, 2017

Thiếu hiểu biết nhiều người dính vào vòng lao lí với báu vật bằng vàng

Dính đến bảo vật quốc gia bằng vàng, không ít người loạt vào vòng lao lí vì không hiểu luật pháp.
Từ một gia đình nghèo nhất nhì xóm, ông Kình phút chốc trở thành đại gia nhờ vào tìm thấy báu vật quốc gia, và những kẻ săn đồ cổ cũng phút chốc kiếm được hơn 100 cây vàng nhờ vào phi vụ trái pháp luật này.

Buổi sáng cuối tháng 7/1997, Nguyễn Văn Nông lúc đó mới 14 tuổi ở xã Đại Thắng (Đại Lộc, Quảng Nam) đến nhà người bà con trong làng dự đám cưới. Thấy máy rà phế liệu, Nông mượn ra đồi phía sau nhà rà thử. Một lúc sau, Nông nghe máy rà báo có kim loại trong lòng đất nên gọi cho ông Lê Chờ, người trú cùng thôn đang có mặt tại đó, đào giúp.



Đầu tượng lúc công an Quảng Nam thu giữ. Ảnh. H.T.


Khi ông Chờ đào sâu khoảng 60 cm thì phát hiện một hũ bằng bạc đã bị vỡ, bên trong có bức tượng hình đầu người bằng kim loại màu vàng. Lúc này, ông Chờ bảo Nông để ông đem về nhà cất, tuy nhiên cậu bé không chịu và chạy về nhà báo cha là Nguyễn Văn Kình đến giành lại. Chỉ ít tiếng sau, hàng trăm người dân trong làng kéo đến nhà Nông xem bức tượng bằng vàng. Thông tin này nhanh chóng đến tai các tay buôn đồ cổ.

Quốc tịch hộ tịch là gì?

Quốc tịch là gì?

Quốc tịch cho phép nhà nước có quyền lực pháp lý với một cá nhân và cũng cho phép cá nhân quyền được bảo vệ bởi nhà nước.
Quốc tịch là trạng thái pháp lý thể hiện mối quan hệ của một công dân với quốc gia nhà nước là quyền của một thành viên của quốc gia nhà nước có chủ quyền. Ở một số nơi trên thế giới quốc tịch của một người được quyết định bởi chính dân tộc của người đó hơn là quyền công dân.

Điều 15 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền chỉ rõ "Mọi người đều có quyền với một quốc tịch" và "Không ai đáng bị tước quốc tịch một cách tùy tiện hay bị từ chối quyền đổi quốc tịch". Các quốc gia có quyền quyết định công dân của nước đó. Những việc quyết định này là một phần của luật quốc tịch. Trong một vài trường hợp, việc quyết định quốc tịch được dựa theo luật pháp quốc tế.

Từ quyền công dân thường được sử dụng khác với quốc tịch, khác biệt cơ bản nhất của quyền công dân là công dân có quyền được tham gia vào đời sống chính trị của một nhà nước, như việc bầu cử hoặc ứng cử. Trong khi thuật ngữ quốc tịch có thể bao gồm những người là công dân và những người không phải là công dân.

Ngoài ra, quốc tịch còn có thể là quyền thành viên của một dân tộc (một nhóm người có cùng mối quan hệ về dân tộc và văn hóa) dù dân tộc đó không có nhà nước, ví dụ nhưngười Basque, người Kurdistan, người Tamil, người Scotland.

Quốc tịch hộ tịch là gì?

Hộ tịch là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết.

Monday, July 17, 2017

Quy định mới về quyền của cảnh sát giao thông thế nào?

Giao thông đường bộ nước ta còn rất nhiều điểm bất cập, một phần đến từ ý thức người dân và phần còn lại do ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng. Do vậy mà ở một số tuyến đường quan trọng, sự hiện diện của cảnh sát giao thông là điều không thể thiếu. Mới đây, quy định mới đã bổ sung thêm một số quyền hạn của cảnh sát giao thông và sẽ được áp dụng trong năm nay. Để hiểu rõ hơn về quyền cảnh sát giao thông trong quy định mới, chúng tôi đã tổng hợp lại các thông tin cần thiết dưới đây, hy vọng sẽ mang đến cái nhìn tổng quan cho các bạn đọc giả quan tâm.

Thêm quyền cho cảnh sát giao thông

- Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát,...

Monday, July 10, 2017

Vợ có được hưởng tài sản thừa kế của chồng cũ khi tái giá

Cuộc sống dường như không phải lúc nào cũng giống như ý nguyện của chúng ta. Và chia ly là điều mà chẳng ai mong muốn. Có gia đình ly tán vì vợ chồng không hợp dẫn đến các vụ án ly hôn, nhưng cũng có những đau thương ập đến với người khác khi người chồng, người cha chẳng may qua đời, để lại vết sẹo còn mãi trong cuộc đời. Song dù thế nào, chúng ta vẫn phải sống tiếp, để bước đến những chặng đường phía trước. Chuyện tái hôn sau khi chồng mất không còn quá xa lạ trong đời sống hiện nay. Vì suy cho cùng, ai cũng cần một người để ở bên và đồng hành trong quãng đường còn lại. Trong trường hợp này, có khá nhiều luồng ý kiến cho rằng, khi vợ đã đi bước nữa thì không có quyền hưởng tài sản của chồng cũ. Vậy điều đó có đúng không? Các chuyên viên luật sư giỏi đã cho chúng ta những cái nhìn tổng quan về vấn đề này. Mời bạn đọc cùng theo dõi tiếp dưới đây. 

Vợ có được hưởng tài sản thừa kế của chồng cũ khi tái giá

Quy định hưởng tài sản thừa kế ở nước ta theo pháp luật

Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật. Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Monday, July 3, 2017

Thẻ căn cước có dành cho người chuyển giới?

Thẻ căn cước có dành cho người chuyển giới?

Theo quy định mới, công dân nước ta sẽ chuyển sang sử dụng thẻ căn cước thay vì chứng minh nhân dân như trước đây. Thẻ căn cước áp dụng tiêu chuẩn hóa, hy vọng sẽ mang đến nhiều sự tiện lợi cho người sử dụng hơn. Một trong những điểm được quan tâm khi áp dụng luật dùng thẻ căn cước đó chính là nó có dành cho người chuyền giới. Nếu như khi dùng giấy chứng minh nhân dân trước đây, người chuyển giới vẫn phải để giới tính và tên cũ thì họ đang hy vọng vào sự đổi mới của pháp luật khi xã hội đã “cởi mở” hơn về vấn đề này.

 Thẻ căn cước có dành cho người chuyển giới?

Quy định pháp luật về đổi thẻ căn cước

- Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định 88/2008/NĐ-CP ngày 5/8/2008 của Chính phủ quy định về xác định lại giới tính, pháp luật hiện hành chỉ cho phép cá nhân xác định lại giới tính trong trường hợp “giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật”.

- Theo quy định này, việc chuyển đổi giới tính với những người đã hoàn thiện về giới tính không được pháp luật thừa nhận, mặc dù thực tiễn xã hội có rất nhiều trường hợp đã chuyển đổi giới tính và đang có nguyện vọng chuyển đổi giới tính.

Monday, June 26, 2017

Xâm hại tinh thần công dân có vi phạm pháp luật

Luật pháp nhà nước không chỉ đơn giản là bảo vệ công dân của nước họ trước những hành vi làm tổn hại đến thân thể mà còn qui định những mức độ vi phạm của những hành vi khủng bố tinh thần con người. Tùy theo những mức vi phạm mà nhà nước có thể xử phạt các đối tượng.

Hành vi khủng bố tinh thần mức độ nhẹ

Theo quy định của pháp luật, hành vi nhắn tin đe dọa, rạch yên xe, đặt vòng hoa, đổ chất thải trước cửa nhà người khác là vi phạm pháp luật vì xâm hại đến sức khỏe, tài sản của công dân, xâm hại đến trật tự trị an của địa phương. Tùy theo mức độ, hậu quả đã gây ra mà người vi phạm có thể bị pháp luật xử lý như sau:

Đối với trường hợp nhắn tin mà không mang tính chất đe dọa giết người, nhưng lại có những lời đe dọa nhằm ép buộc người nhận tin nhắn phải thực hiện các yêu sách của người nhắn thì không phạm tội hình sự nhưng bị xử phạt hành chính. Quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định số 83/2011/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông trong trường hợp đe dọa người khác.

Cụ thể người nào lợi dụng hoạt động viễn thông để thực hiện một trong các hành vi “đe dọa, quấy rối, xúc phạm, xuyên tạc, vu khống uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” bị phạt tiền 10-20 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị buộc chấm dứt sử dụng dịch vụ viễn thông.
Đặt vòng hoa trước cửa nhà là một hình thức khủng bố tinh thần vi phạm pháp luật.

Đối với hành vi hủy hoại tài sản. ví dụ như rạch yên xe. Đối với giá trị tài sản bị hủy hoại thấp (dưới 2 triệu đồng) thì sẽ không bị truy cứu hình sự nhưng sẽ bị xử phạt hành chính. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội: Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền 2-5 triệu đồng.

Monday, June 19, 2017

Những câu nói tuyệt đối không nên với những người vừa chia tay

Thế gian không gì là tuyệt đối, hôn nhân cũng vậy, không có cuộc hôn nhân nào là hoàn hảo. Đôi lúc đằng sau vẻ ngoài hạnh phúc là những nỗi đau giấu kín.
Mọi người thường cho rằng, ngày đầu của tháng Giêng là ngày Ly Hôn khi có rất nhiều đôi vợ chồng trên hành tinh này quyết định bắt đầu năm mới bằng cách kết thúc cuộc sống hôn nhân gia đình để theo đuổi một mối tình mới.

Tan vỡ hôn nhân gia đình luôn mang đến một sự khó xử cho cả những người trong cuộc lẫn những người ngoài cuộc. Làm thế nào khi bạn có một người bạn vừa mới ly hôn. Bạn phải tâm sự như thế nào để không làm tổn thương đến lòng tự trọng và nỗi đau của họ?

Dưới đây là những câu nói mà bạn tuyệt đối không nên nói với những người trong cuộc khi họ vừa mới ly hôn.
Những câu nói tuyệt đối không nên với những người vừa chia tay

1. “Nhìn cậu hạnh phúc vậy mà! Tớ tưởng vợ chồng cậu là một đôi hoàn hảo cơ đấy...”

Theo nhà trị liệu tâm lý Tiffany Garrett, nếu bạn không phải là một chuyên gia tâm lý thì bạn đừng nên bao giờ xúi giục người khác ly hôn. Thêm vào đó những câu nói đầy vẻ tiếc nuối như “cuộc hôn nhân của cậu đẹp như mơ luôn ý, vậy mà…” chỉ làm cho người trong cuộc hoài nghi và tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Monday, June 12, 2017

Đêm tân hôn chua chát vì hình xăm tên người yêu cũ

Đêm tân hôn, anh từ từ lần mở chiếc áo trên người tôi. Gương mặt anh khi ấy hân hoan và hạnh phúc, nhưng chỉ vài giây sau, anh thất sắc và ném chiếc áo xuống giường. Anh quay vào tường ngủ… Đêm tân hôn chua chát với những tiếng thở dài như than trách. Tôi biết là vì hình xăm trên người tôi. Hình xăm mang tên của người yêu cũ là nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân có nguy cơ phải làm thủ tục ly hôn.

Tôi đến với chồng khi không còn quá trẻ và từng đi qua một mối tình sâu đậm. Tuổi trẻ tôi cũng yêu cuồng nhiệt và chẳng sợ điều gì. Để minh chứng cho tình yêu của mình, tôi quyết định xăm tên người đó lên cơ thể. Khi ấy tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng nó là một cách để khẳng định tình yêu và tôi cũng tin chúng tôi sẽ không bao giờ xa nhau.

Nhưng rốt cục, tôi và người đó chia tay. Có nhiều lí do cho việc đó nhưng quả thật tôi không hề hận anh, cũng không hối tiếc bất cứ điều gì. Nó giải thích cho việc vì sao sau khi chia tay tôi không xóa bỏ hình xăm. Tôi quan niệm quá khứ là điều mãi mãi không thể sửa được và tôi hoàn toàn không ân hận vì những gì mình đã làm, vậy tại sao tôi phải xóa đi hình xăm đó, phải chối bỏ tình yêu một thời mình coi trọng?

Vài năm sau đó tôi gặp chồng tôi bây giờ và chúng tôi cưới nhau sau một thời gian dài tìm hiểu. Thú thực từ ngày quen anh tôi cũng chẳng còn nhớ tới hình xăm trên người mình nữa. Với tôi bao năm qua nó chỉ như một vết sẹo, một vết bớt trên người mà thôi. Đến sự hiện diện của nó tôi còn chẳng nhớ huống chi là ý nghĩa. Nhưng đấy là sai lầm của tôi…

Đêm tân hôn chua chát vì hình xăm tên người yêu cũ

Tôi quan niệm quá khứ là điều mãi mãi không thể sửa được và tôi hoàn toàn không ân hận vì những gì mình đã làm, vậy tại sao tôi phải xóa đi hình xăm đó, phải chối bỏ tình yêu một thời mình coi trọng? (Ảnh minh họa)

Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai

Đất đai luôn là tư liệu sản xuất cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội, chính vì vậy nên giá trị của đất đai rất to lớn. Những tranh chấp liên quan đến vấn đề này rất phổ biến trong xã hội. Cần phải giải quyết thỏa đáng những tranh chấp về đất đai, giúp cho các bên giải quyết những xung đột, mâu thuẫn, qua đó góp phần tạo ra sự ổn định cho xã hội.

1. Khái niệm và các dạng tranh chấp đất đai

Theo Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Chúng ta cần lưu ý: đối tượng của tranh chấp đất đai không phải là quyền sở hữu đất, các chủ thể tham gia tranh chấp không phải là các chủ thể có quyền sở hữu đối với đất. Đây là điều không phải bàn cãi vì Điều 53, Hiến pháp 2013 hay điều 4, Luật đất đai 2013 quy định rất rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Trên thực tế, tranh chấp đất đai hết sức đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Tuy nhiên, về cơ bản tranh chấp đất đai được chia thành ba dạng như sau:

Monday, June 5, 2017

Những điều khoản quan trọng trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Khi tiến hành hoạt động M&A, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều khoản cơ bản trong hợp đồng như giá chuyển nhượng, phương thức và thời gian thanh toán, thời hạn thực hiện để hạn chế tối đa rủi ro cho doanh nghiệp. Đối với hợp đồng mua bán doanh nghiệp, do bên mua thường là chủ thể tiến hành soạn thảo nên nội dung hợp đồng thường mang bản chất ưu đãi hơn nghiêng về phía bên mua.

Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, đồng thời bảo đảm giao dịch có thể được thực hiện, các doanh nghiệp cần lưu ý những điều khoản như sau

  • Chủ thể:
Cần ghi rõ thông tin của các bên như: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật, số CMND (hoặc số hộ chiếu) của người đại diện theo pháp luật, mã số thuế doanh nghiệp,… theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. Khi tiến hành giao kết hợp đồng, các bên có thể liên hệ và yêu cầu đối tác cung cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư để đảm bảo đúng thông tin và thẩm quyền ký kết.
  • Giá chuyển nhượng:
Cần ghi rõ tổng giá trị của hợp đồng. Doanh nghiệp cần lưu ý đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng, trừ một số trường hợp được Nhà nước cho phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Thông tư 32/2013/TT-NHNN.
  • Phương thức và thời gian thanh toán:
Các bên cần ghi rõ phương thức thanh toán (chuyển khoản hay tiền mặt) và thời gian thanh toán cụ thể với số tiền thanh toán của từng đợt. Để đảm bảo an toàn, các bên nên yêu cầu một tổ chức uy tín có thẩm quyền thực hiện dịch vụ tài chính trung gian. Bên thứ ba này sẽ đứng ra đảm bảo các bên trong hợp đồng thực hiện đúng thỏa thuận và hợp pháp.
  • Điều kiện, thời hạn chuyển giao tài sản:
Đối với bên mua, cần quy định rõ những điều kiện kèm theo và thời điểm cụ thể trong tiến trình M&A để bên bán thực hiện nghĩa vụ trong việc chuyển giao tài sản, cổ phần, cổ phiếu theo quy định của hợp đồng.
  • Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên:
Các bên cần chi tiết hóa các nghĩa vụ trong giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt cụ thể.
  • Điều khoản ràng buộc trách nhiệm:
Các bên có thể dự trù các tình huống đối phương có thể vận dụng để không thực hiện hợp đồng mà soạn thảo những điều khoản thích hợp, như trách nhiệm của bên mua khi không thanh toán, hoặc trách nhiệm của bên bán khi không chuyển giao đối tượng của hợp đồng.
  • Thời hạn thực hiện hợp đồng:
Trong hợp đồng cần quy định rõ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và chấm dứt, hoặc những căn cứ phát sinh dẫn đến hợp đồng chấm dứt hiệu lực.
  • Điều khoản giải quyết tranh chấp:
Tranh chấp có thể được đưa ra Tòa án có thẩm quyền hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết.
  • Tuyên bố và cam kết của hai bên về tình trạng doanh nghiệp:
Hợp đồng cần có điều khoản quy định bên bán phải khẳng định và cam kết về các khoản nợ của doanh nghiệp. Việc này nhằm hạn chế tranh chấp và rủi ro đối với bên mua.

Monday, May 29, 2017

Cẩn thận với chiêu khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn của doanh nghiệp

Cẩn thận với chiêu khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn của doanh nghiệp


Khuyến mãi không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về dịch vụ, sản phẩm gọi chung là lừa dối khách hàng, là hành vi tác động trực tiếp lên lên đặc tính của sản phẩm, dịch vụ trong đó chủ yếu là chất lượng, giá cả. Nó là hành vi đưa ra thông tin khuyến mại sai sự thật hoặc không rõ ràng làm cho khách hàng hiểu nhầm về hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại.

Nâng giá lên cao

Hành vi khuyến mại thường gặp nhất chính là nâng giá thành lên cao sau đó giảm xuống tương ứng hoặc nâng giá lên cao và tặng kèm sản phẩm đi cùng. Hành vi này khiến cho bản chất của hoạt động khuyến mại trong tương quan với các hoạt động xúc tiến thương mại khác là mang lại cho khách hàng những lợi ích nhất định không được bảo đảm. Ở đây, khách hàng chẳng hề thu được lợi ích gì từ việc giảm giá của doanh nghiệp. Khách hàng nhầm tưởng mình đang mua được sản phẩm, dịch vụ giá rẻ mà không biết rằng mình đang bị doanh nghiệp lừa.
Khuyến mại

Ở bất cứ đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp những thông tin khuyến mại hấp dẫn giảm giá đến 50%, mua 1 tặng 1, mua hàng tặng tiền mặt,… đặc biệt là vào những dịp lễ, tết, hầu như doanh nghiệp nào cũng thực hiện khuyến mại nhưng rất khó để bảo đảm tất cả là khuyến mại trung thực.

Monday, May 22, 2017

Ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường án oan cho ông Huỳnh Văn Nén?

Trong vụ việc ông Huỳnh Văn Nén bị tù oan, ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường? Liệu việc xác định trách nhiệm hình sự hay xử lý kỷ luật, buộc hoàn trả tiền bồi thường trong vụ việc này có đơn giản?
Theo TS.Lê Minh Hùng, giảng viên trường Đại học Luật TP.HCM, dư luận đã một phần nhẹ nhàng, ông Huỳnh Văn Nén cũng một phần an ủi khi các cơ quan tố tụng đã tổ chức xin lỗi ông về những năm tù oan nghiệt. Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường lẫn trách nhiệm pháp lý của nhà nước, của từng cá nhân gây hàm oan cũng phải được thực hiện.
Theo quy định của pháp luật, người bị oan sai trong tố tụng hình sự được đòi bồi thường thiệt hại do bị oan. Cơ quan tiến hành tố tụng làm oan sai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị oan. Những người tiến hành tố tụng gây oan sai có trách nhiệm hoàn trả cho Nhà nước một phần khoản tiền bồi thường cho người bị oan. Tùy trường hợp, những người này có thể còn phải chịu trách nhiệm pháp lý thích hợp theo quy định của pháp luật.
Vụ án oan Huỳnh văn Nén

Cơ quan sau cùng làm oan sai phải bồi thường

Quá trình tiến hành tố tụng hình sự trải qua các giai đoạn khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án và cơ quan nào sau cùng làm oan sai thi cơ quan đó phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Đừng để ly hôn vì nắm đấm

"Là phụ nữ đã khổ, lấy nhầm chồng còn khổ hơn"

Khi kết hôn, người phụ nữ sẽ hinh sinh rất, rất nhiều và điều đó đối với gia đình vô cùng quí giá. Khi đã lấy chồng thì người phụ nữ sẽ thuộc về nhà chồng chăm lo đến gia đình chồng và con cái. Ngoài những công việc ở ngoài, về đến nhà họ phải quần quật trong bếp để gia đình có bữa ấm cúng hơn, dần dần họ mất cả bản thân mình. Họ bỏ quên tuổi trẻ, các mối quan hệ bạn bè hay niềm vui cá nhân. Nhưng đổi lại được gì nếu như người đàn ông của đời họ không hiểu.

Đừng để ly hôn vì nắm đấm

Anh chồng giờ tay lên định tát vợ một cái thì cô vợ vênh mặt, giọng sang sảng:

Monday, May 15, 2017

Cha mẹ có quyền can thiệp vào chuyện ly hôn của con?

Hôn nhân không phải là cái két viên mãn của tình yêu mà nó chỉ là một cánh cửa mới để cả hai cùng bước vào một thế giới khác, có ngọt ngào và cả những đắng cay. Trong hôn nhân, cả vợ và chồng đôi khi sẽ chịu áp lực rất lớn từ phía gia đình của vợ hoặc chồng của mình. Vì nhiều lý do, nên không ít trường hợp các cặp vợ chồng trẻ bị cha mẹ đối phương ép phải ly hôn. Điều này làm cho rất nhiều gia đình khóc không được mà cười cũng không xong khi người trên lấy quyền làm cha mẹ, bổn phận hiếu tử để ép tình duyên của con mình. Vậy, cha mẹ liệu có quyền can thiện vào chuyện ly hôn của con?


Ai là người có quyền can thiệp chuyện ly hôn?

Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Monday, May 8, 2017

Không chịu cấp dưỡng nuôi con sẽ bị phạt

Nuôi con là trách nhiệm của cha mẹ, điều này đúng với lẽ sống của con người chúng ta và để mang lại lợi ích cho trẻ, pháp luật cũng đã có quy định rõ rang về vấn đề này. Dù đã ly hôn hay không kết hôn với người kia thì việc cấp dưỡng nuôi con chung vẫn phải được tiến hành cho đến khi nào trẻ đến tuổi trưởng thành. Nếu không chịu cấp dưỡng, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định.

TRÁCH NHIỆM NUÔI DƯỠNG

Theo khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác”.
Khoản 3 Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, cha, mẹ, con, người giám hộ… theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự,…
Quy định xử phạt đối với hành vi không chịu cấp dưỡng nuôi con
Về hình thức xử phạt, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự,… không quy định trực tiếp biện pháp xử phạt đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên hành vi này được quy định chung tại điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 110. Theo đó, hành vi “không thực hiện công việc phải làm… theo bản án, quyết định” của tòa án có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Monday, May 1, 2017

Các vấn đề gặp phải khi tiến hành ly hôn đơn phương

Và cuộc sống của những cặp đôi này cũng bình thường như bao gia đình khác, có thể sẽ trọn vẹn một tổ ấm hạnh phúc hoặc cũng có thể tan vỡ sau một thời gian chung sống. Để giúp cho những người không tìm thấy hạnh phúc trong hôn nhân nhanh chóng có cuộc sống mới, pháp luật đã quy định rõ trình tự thủ tục ly hôn đơn phương.
Ly hôn đơn phương là chỉ có một bên vợ hoặc chồng đồng ý ly hôn, tự nguyện ký vào đơn xin ly hôn. Đơn xin ly hôn phải có xác nhận của UBND cấp phường về nguyên nhân ly hôn, mâu thuẫn vợ chồng. Trước khi xác nhận, tổ hòa giải ở cấp phường sẽ tiến hành hòa giải 3 lần.
Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, tòa án khi tiếp nhận đơn xin ly hôn đơn phương sẽ tiến hành hòa giải tại tòa. Nếu hòa giải không thành, tòa án sẽ tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Căn cứ chính để tòa giải quyết cho ly hôn đơn phương là: tình trạng hôn nhân trầm trọng, không thể kéo dài.

1. Hồ sơ, thủ tục ly hôn đơn phương được quy định như sau:

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);
- Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
- Đơn xin ly hôn (Theo mẫu) .

2. Nơi nộp hồ sơ:

Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú của người ký đơn xin ly hôn.

3. Thời gian giải quyết: